-
Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển và thành công của ASEAN -
Chính phủ trông cậy vào các địa phương đầu tàu của nền kinh tế, trong đó có Hải Phòng -
ASEAN sẵn sàng hỗ trợ các nước khắc phục hậu quả và tái thiết sau bão Yagi -
TP.HCM khó hoàn thành 3 chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020 - 2025 -
Hải Phòng, Hải Dương điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự chủ chốt -
Thông tin về Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan
Ảnh minh họa. |
Với mục tiêu góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng thì việc chỉ đề xuất bổ sung nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là chưa bao quát toàn diện các sản phẩm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Phân tích trên được đưa ra tại báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) - nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chiều nay (26/9).
Tờ trình dự án luật nêu rõ, xu thế chung về cải cách thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay là mở rộng cơ sở tính thuế nhằm hạn chế việc tiêu dùng một số loại hàng hóa có hại cho sức khỏe cộng đồng, trẻ em, môi trường hoặc nhà nước cần có sự điều tiết về tiêu dùng, bổ sung một số hàng hóa, dịch vụ mới vào đối tượng chịu thuế TTĐB (như nước giải khát có đường).
Dự thảo luật bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế TTĐB để thực hiện các chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân, khuyến cáo của WHO, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF và Bộ Y tế về thực tế bệnh tật liên quan đến nước giải khát có đường tại Việt Nam.
Việc này nhằm kịp thời ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng thừa cân, béo phì đáng báo động ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhằm dự phòng giảm thiểu rủi ro bệnh tật và gánh nặng y tế đối với bệnh không lây nhiễm, nâng cao nhận thức và hạn chế tiêu thụ nước giải khát có đường, mang lại lợi ích về sức khỏe cộng đồng, đặc biệt đối với giới trẻ, thế hệ tương lai của quốc gia, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thẩm tra sơ bộ, đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội nhất trí với việc bổ sung sản phẩm nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam, có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện chịu thuế TTĐB để góp phần định hướng sản xuất, tiêu dùng, mở rộng cơ sở thuế, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất đồ uống và người tiêu dùng chuyển sang sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thay thế khác không có đường, góp phần hạn chế bệnh thừa cân béo phì và các bệnh không lây nhiễm. Đồng thời, đề nghị Chính phủ làm rõ nội dung “theo Tiêu chuẩn Việt Nam” vì quy định này có thể dẫn đến vướng mắc trong thực hiện đối với các sản phẩm nhập khẩu không được sản xuất theo Tiêu chuẩn Việt Nam song vẫn có hàm lượng đường trên 5g/100ml.
Nhưng, một số ý kiến đề nghị có giải trình rõ hơn về khả năng đạt được mục tiêu của chính sách này trong việc góp phần bảo vệ sức khỏe người dân, cung cấp các bằng chứng khoa học về sự liên quan giữa tiêu thụ nước giải khát có đường với bệnh thừa cân béo phì và các bệnh không lây nhiễm.
Các ý kiến này cho rằng cần bổ sung các thông tin liên quan đến kinh nghiệm quốc tế đồng thời, đánh giá kỹ tác động trên khía cạnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Với mục tiêu góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng thì việc chỉ đề xuất bổ sung nước giải khát có đường vào diện chịu thuế là chưa bao quát toàn diện các sản phẩm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng vì nước giải khát có đường không phải là sản phẩm duy nhất có hàm lượng đường nên nếu chỉ thu thuế đối với sản phẩm này thì người tiêu dùng vẫn có thể tiêu thụ đường với hàm lượng cao hơn từ các sản phẩm khác (như các sản phẩm bánh, kẹo,...), dễ gây tình trạng thừa cân béo phì và có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng hơn.
Đồng thời, việc thu thuế đối với đồ uống có đường có thể thay đổi hành vi lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng song chưa hẳn đã đạt được mục tiêu hạn chế tiêu dùng do người dân có nhiều lựa chọn khác để thay thế như sử dụng các sản phẩm có đường được pha chế tại chỗ theo yêu cầu của khách hàng, đây là những sản phẩm rất khó để kiểm soát hàm lượng đường và cơ quan quản lý thuế cũng không có đủ căn cứ để thu thuế đối với các sản phẩm đồ uống này.
Có ý kiến đề nghị bổ sung đánh giá lượng tiêu thụ sản phẩm này có tác động đến các đối tượng người lao động, người nghèo thường sử dụng nhiều đồ uống này hơn các đối tượng có thu nhập cao, thu nhập trung bình – báo cáo thẩm tra nêu.
Một số ý kiến đề nghị cân nhắc việc bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB, vì mức tiêu thụ nước giải khát có đường của Việt Nam không cao so với nhiều nước trong khu vực và thế giới; số lượng các quốc gia quy định thu thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường hiện nay là không nhiều (khoảng 45 quốc gia).
Lý do cần cân nhắc nữa là nước giải khát có đường không phải là nguyên nhân chính và duy nhất gây ra bệnh thừa cân béo phì. Tác dụng kiểm soát để hạn chế tỷ lệ thừa cân béo phì thông qua chính sách thuế TTĐB đối với đồ uống có đường tại nhiều quốc gia chưa đạt được như kỳ vọng, do đó, một số quốc gia đã bãi bỏ việc áp dụng chính sách này (như Đan Mạch, Na Uy).
Kinh nghiệm của một số quốc gia cho thấy, để hạn chế tình trạng thừa cân béo phì, việc sử dụng các giải pháp khác như đẩy mạnh việc truyền thông, giáo dục để hướng dẫn về chế độ ăn uống và dinh dưỡng, tăng cường hoạt động thể chất, quy định giới hạn các nội dung được phép quảng cáo liên quan đến sản phẩm có đường, khuyến khích việc duy trì lối sống lành mạnh,... có thể sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong bảo vệ sức khỏe người dân.
Việc bổ sung đồ uống có đường vào diện chịu thuế TTĐB sẽ không chỉ tác động không thuận tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất nước giải khát mà còn có thể ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp phụ trợ có liên quan như ngành mía đường, đồng thời, có thể gia tăng việc sử dụng các mặt hàng đồ uống được sản xuất không chính thức hoặc các sản phẩm sản xuất thủ công, theo một số ý kiến tại Thường trực cơ quan thẩm tra.
-
ASEAN sẵn sàng hỗ trợ các nước khắc phục hậu quả và tái thiết sau bão Yagi -
Hải Phòng, Hải Dương điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự chủ chốt -
Thống nhất điều chỉnh kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách trung ương năm 2024 -
Thông tin về Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan -
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone -
Hà Nội quyết tâm xóa bỏ nhà siêu mỏng, siêu méo -
Ông Dương Ngọc Hải được phân công làm Phó chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/10 -
2 Sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng -
3 Thủ tướng chỉ quyết định nhân sự doanh nghiệp nhà nước then chốt -
4 Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật kịch bản tăng trưởng 2024, quý IV phấn đấu đạt 7,6-8% -
5 Chặn đứng tội phạm “cổ cồn trắng” câu kết quan tham - Bài 4: Thiệt hại đến từng “tế bào của xã hội”
- BMB Steel được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Kiểm toán nhà nước Việt Nam và ACCA tăng cường hợp tác cùng phát triển bền vững
- GroupM Việt Nam lần đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng HR Asia danh giá
- FPT Software giành giải Kiến tạo việc làm tại ESG Business Awards 2024
- Finest Future mang cơ hội học tập tại Phần Lan đến học sinh Việt Nam
- Gameloft Việt Nam: Văn hóa lấy con người làm trọng tâm