-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Tại Việt Nam, Bộ Tài chính đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với các sản phẩm này và được nhiều chuyên gia đồng tình.
Với nhiều tác hại cho sức khỏe, hiện có hơn 100 quốc gia đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với các sản phẩm đồ uống có đường. |
Theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, năm 2023, thế giới có 5,6% trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân, tương đương 37 triệu trẻ em. Tổng chi phí mà ngân sách phải chi trả để điều trị các bệnh do béo phì gây chiếm tới 12% tổng chi tiêu chăm sóc sức khỏe.
Ở Việt Nam, trong 10 năm qua, tỷ lệ người dân tiêu thụ đồ uống có đường tăng chóng mặt. Thống kê trung bình, người dân Việt Nam tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần. Tại các thành phố, cứ 4 thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-19 thì có hơn 1 người bị thừa cân hoặc béo phì.
Nói về nguy cơ của tình trạng lạm dụng đồ uống có đường hiện nay, TS.Angela Pratt, Trưởng đại điện văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, đã có bằng chứng cho thấy tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, sâu răng và góp phần khiến mọi người thừa cân và béo phì.
Đây là những vấn đề sức khỏe quan trọng, thậm chí tiêu thụ đồ uống có đường có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, kể cả gây ra ung thư.
Chung lo ngại, PGS-TS.Trương Tuyết Mai, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, năm 2015 có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, dự báo sẽ tăng lên gấp đôi (6,1 triệu) vào năm 2040. Tăng cao bệnh nhân đái tháo đường đồng nghĩa với áp lực chăm sóc sức khỏe và gánh nặng kinh tế cũng tỉ lệ thuận.
Phân tích thêm về mối nguy của đồ uống có đường với sức khỏe, theo PGS.TS Vũ Thị Thu Hiền, Trưởng Khoa Hoá sinh và chuyển hoá dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đã có rất nhiều nghiên cứu với cỡ mẫu lớn trên thế giới chứng minh đồ uống có đường có liên quan đến nhiều ảnh hưởng không tốt với sức khoẻ.
Cụ thể, đồ uống có đường có thể dẫn đến sâu răng, xói mòn men răng, thừa cân béo phì và đái tháo đường tuýp 2. Cùng đó là một loạt hệ luỵ liên quan đến rối loạn chuyển hoá dẫn đến các bệnh như gout, loãng xương, tăng huyết áp.
Đề xuất giải pháp hạn chế tình trạng sử dụng đồ uống có đường, bà Angela Pratt nêu rõ trên khắp thế giới, biện pháp phổ biến để giảm tác hại từ đồ uống có đường là tăng giá bằng thuế.
Chi phí cao hơn rất có tác dụng để giúp giảm tiêu thụ đồ uống có đường. Biện pháp này có thể giúp làm chậm sự gia tăng tỉ lệ thừa cân và béo phì, đặc biệt là ở trẻ em và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm trong các thế hệ tương lai.
Bên cạnh đó, các biện pháp khác, bao gồm ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước đồ uống, hạn chế quảng cáo, hạn chế đồ uống có đường trong trường học và giáo dục về dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em và thanh thiếu niên cũng là biện pháp hiệu quả nhằm hạn chế việc sử dụng đồ uống có đường với người dân.
Ngoài ra, TS. Angela Pratt cho rằng, truyền thông đại chúng có thể làm tăng kiến thức về sức khỏe của mọi người, giúp họ suy nghĩ và nhận thức đúng đắn hơn về những gì họ đang uống để có thể đưa ra những lựa chọn tốt hơn về đồ uống để có cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Đồng tình với việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường, TS.Nguyễn Thuỳ Duyên, Đại học Queen's University Belfast (Anh) khẳng định, thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường sẽ làm giảm mức tiêu thụ, từ đó làm giảm lượng đường tiêu thụ. Nhờ vậy, chính sách này có thể đem lại thay đổi tích cực trong tình hình thừa cân béo phì đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam.
Đưa ra các kịch bản tăng thuế, bà Duyên cho biết có nhiều phương pháp áp thuế. Theo đó, có thể đánh thuế tuyệt đối theo hàm lượng đường, thuế tuyệt đối theo thể tích, thuế theo giá xuất xưởng, tuy nhiên, cần tính phương án khả thi để đạt hiệu quả cao trong việc hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường.
Một chuyên gia khác cũng ủng hộ phương án áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là Ths.Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam.
Trao đổi với phóng viên ông Lâm nhiều lần bày tỏ lo ngại vì xu hướng sử dụng đồ uống có đường tăng nhanh, tăng gấp 3 lần trong những năm gần đây.
Do vậy, việc ban hành chính thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường sẽ là chính sách lâu dài nhắm đến sức khoẻ người dân, ngăn chặn đà tăng của xu hướng này và điều hướng thị trường.
Hiện hơn 100 quốc gia trên thế giới đã áp dụng chính sách này, vì vậy, ông Lâm mong muốn chính sách lần này sẽ nhận được ủng hộ rộng rãi hơn, doanh nghiệp trong kinh doanh cũng cần có trách nhiệm với sức khoẻ người dân, cộng đồng để sản xuất sản phẩm ít đường hơn. Các bộ, ngành sẽ cân nhắc nhiều yếu tố, đảm bảo sự cân bằng và tác động quá mạnh tiêu cực đến các nhà sản xuất.
Về hiệu quả, việc áp thuế với đồ uống có đường mang lại nhiều lợi ích thiết thực, trong đó nhận thấy rõ nhất là tỉ lệ tiêu thụ giảm. Dẫn chứng tại Mexico, Ths.Lâm cho hay, 2 năm sau khi áp dụng thuế trên đồ uống có đường, các hộ gia đình có ít nguồn lực nhất đã giảm tỉ lệ mua đồ uống có đường tới 11,7%.
Còn tại Saudi Arabia, lượng tiêu thụ đã giảm 35% sau khi nước ngọt tăng giá ở mức 50%; Nam Phi với mức thuế khoảng 12% cũng khiến giảm tiêu thụ sản phẩm khoảng 15%.
Bên cạnh đó, áp thuế còn góp phần làm tăng thu ngân sách. Tại Mexico, việc áp dụng thuế trên đồ uống có đường đã làm tăng thu thuế thêm 2,6 tỉ USD trong giai đoạn 2014-2015; Nam Phi đã thu được 200 triệu USD cho Quỹ Nâng cao sức khỏe sau khi áp thuế.
Tính rộng ra trên toàn cầu, ước tính nếu tăng thuế với đồ uống có đường ở mức 50% thì sẽ giảm được 2,2 triệu ca tử vong trong vòng 50 năm.
Với cương vị là một chuyên gia kinh tế, TS.Đinh Trọng Thịnh cũng nêu quan điểm cho hay, việc tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm đồ uống có đường là một trong những biện pháp hiệu quả để giảm mức tiêu thụ nước ngọt có đường, góp phần dự phòng và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm.
Chuyên gia lập luận rằng, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt, sản lượng có thể suy giảm trong một vài năm đầu tiên, nhưng sau đó sẽ phục hồi và có thể tiếp tục tăng.
Hơn nữa, về bản chất thuế tiêu thụ đặc biệt là đánh vào người tiêu dùng nhằm điều chỉnh hành vi tiêu dùng. Doanh nghiệp chỉ là người nộp hộ, nên ngoài mức suy giảm trong một thời gian ngắn về sản lượng, thì các doanh nghiệp trong ngành ít chịu các tác động khác.
-
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Cảnh báo gia tăng ca mắc xuất huyết não ở người trẻ -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"