Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 19 tháng 03 năm 2024,
Ban lãnh đạo Imexpharm dự đoán doanh thu trong quý III sẽ bị giảm sút
Hồng Phúc - 24/07/2021 11:25
 
Bên cạnh kết quả kinh doanh tăng trưởng vừa qua, ban lãnh đạo công ty này dự báo quý III/2021, ngành dược trong nước được dự đoán sẽ gặp nhiều khó khăn ở cả hai kênh OTC và ETC.

Doanh thu thuần nửa đầu năm nay của Công ty cổ phần Dược Imexpharm (HoSE: IMP) đạt hơn 613.8 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ. Cùng với đó, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 91 tỷ đồng trong khi 6 tháng đầu năm ngoái đạt thấp hơn 2,7 tỷ đồng. 

Ban lãnh đạo Imexpharm cho biết, những tác động của đợt bùng phát dịch Covid 19 lần thứ 4 tại các tỉnh phía Nam đã phần nào ảnh hưởng đến doanh số của công ty trong thời gian qua. 

Sản phẩm của Imexpharm vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu doanh thu với mức 95%. Trong khi đó tỷ trọng OTC/ETC xấp xỉ là 60%/40%.

Tổng tài sản của Imexpharm trong 6 tháng đầu năm nay tăng khoảng 15% so với cùng kỳ do việc tăng vốn lưu động nhằm tích trữ nguyên liệu cũng như để phục vụ các nhu cầu chung của công ty trước những diễn biến khó lường của thị trường. 

Vốn chủ sở hữu trong thời gian này cũng tăng 7% so với thời điểm kết thúc quý 2 năm 2020 nhờ vào việc tăng lợi nhuận sau thuế trong năm 2020 và phát hành cổ phiếu ESOP trong quý cuối năm ngoái.  

.
Một số kết quả kinh doanh quý II/2021 của Imexpharm (Đvt: tỉ đồng).

Mục tiêu tăng trưởng doanh thu trong quý III/2021 của Imexpharm được dự tính bị ảnh hưởng nhiều bởi các lệnh giãn cách, hạn chế đi lại.

Trong bản tin nhà đầu tư do Imexpharm vừa cập nhật, ban lãnh đạo công ty này đề cập đến dự đoán ngành dược nội địa trong năm 2021 sẽ tăng trưởng khả quan nhưng thực tế, có quá nhiều khó khăn đến với các doanh nghiệp trong quý II/2021.

Bởi, một trong những nước cung cấp nguyên liệu dược hàng đầu là Ấn Độ trải qua đợt bùng phát dịch bệnh nặng nề, làm chuỗi cung ứng nguyên liệu toàn cầu bị gián đoán, các doanh nghiệp phải đương đầu với rủi ro tăng giá nguyên vật liệu. 

Ngoài ra, đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4 ở Việt Nam liên quan nhiều đến các bệnh viện, vì thế kênh ETC bị ảnh hưởng nghiêm trọng do người dân hạn chế đi đến bệnh viện. 

Việc phong tỏa, hạn chế đi lại ở một số khu vực vào đầu tháng 7 năm nay được cho là nguyên do có thể dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh số của các doanh nghiệp dược trong quý III/2021. 

.
Người lao động làm việc tại nhà máy của Imexpharm (Ảnh: IMP).

Ngành dược trong nước được dự đoán sẽ gặp nhiều khó khăn ở cả hai kênh OTC và ETC.

Việc giãn cách xã hội trên diện rộng sẽ khiến người dân có tâm lý ngại đến bệnh viện và các trình dược viên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển và phân phối hàng hóa. 

Hầu hết các doanh nghiệp dược đều nhập nguyên liệu từ nước ngoài mà chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ, trong khi Ấn Độ đang được dự báo có khả năng trải qua lần bùng phát thứ 4 trong quý 3 này.

Do đó chuỗi cung ứng toàn cầu có nguy cơ đứt gãy nếu Ấn Độ tái áp dụng các lệnh giãn cách và giá thuốc sẽ có xu hướng tăng do giá nguyên liệu tăng. 

Các doanh nghiệp dược phải đối phó với thách thức kép là vừa phải đảm bảo an toàn sản xuất kinh doanh trong mùa dịch, vừa phải có các chiến lược tồn kho hợp lý khi chuỗi cung ứng toàn cầu đang có nhiều biến động.  

.
Các cổ đông lớn của Imexpharm tính đến cuối tháng 6/2021.

Tuy nhiên, trong dài hạn triển vọng của ngành dược Việt Nam vẫn được đánh giá cao. 

Theo đánh giá của Fitch Solutions, chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe dự kiến đạt 23 tỷ USD vào năm 2022 và 42,9 tỷ USD vào năm 2028. 

Tỷ lệ đô thị hóa ngày càng tăng khiến cho nhu cầu khám chữa bệnh ở khu vực thành thị tăng lên, cùng với việc dân số già đi, bệnh tật ngày càng nhiều, kéo theo chi tiêu cho thuốc tăng, cho thấy ngành dược Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng. 

Bên cạnh đó, sự phát triển của internet làm cho việc tiếp cận các dịch vụ y tế trở nên dễ dàng hơn nhờ vậy việc tiếp cận các kênh phân phối dược phẩm sẽ không gặp nhiều trở ngại như trước đây. 

Đồng thời, các kênh bán hàng hiện đại sẽ dần được các doanh nghiệp dược khai thác bên cạnh các kênh bán hàng truyền thống. 

Do đó, hoạt động mua bán sáp nhập được dự đoán sẽ tiếp tục được thực hiện trong ngành dược Việt Nam khi mà dư địa tăng trưởng của ngành còn rất khả quan.

Trong quý II/2021, doanh nghiệp này 2 cổ đông lớn là Công ty cổ phần Đầu tư KBA và Công ty cổ phần Đầu tư Bình Minh Kim với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 7,37% và 7,71% vốn điều lệ.

Ngoài ra, cũng trong thời gian này, SK Investment Vina III nâng tỷ lệ sở hữu lên 29,42% và vẫn giữ vị trí là cổ đông có tỷ lệ sở hữu cổ phần cao nhất tại Imexpharm.
Doanh nghiệp chưa tròn một tháng "tuổi" mua hơn 4,9 triệu cổ phiếu Imexpharm
Công ty cổ phần Đầu tư KBA được thành lập ngày 24/5/2021 vừa trở thành cổ đông lớn, sở hữu 7,37% vốn của Công ty cổ phần Dược phẩm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư