-
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ
1.
Vài năm trở lại đây, mỗi khi đến ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT lại có nhiều cảm xúc hơn, có nhiều việc để làm hơn.
Ông đang là Trưởng ban phát triển kinh tế tư nhân, một thời là Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, góp phần đào tạo nhiều lớp doanh nhân trẻ, nên không thể coi ngày này chỉ là dịp bạn bè doanh nhân gặp nhau, chia sẻ vui buồn.
Không chỉ vừa khởi nghiệp làm ô tô, Tập đoàn Vingroup kỳ vọng cùng gây dựng một xã hội khởi nghiệp. Trong ảnh: Nhà máy ô tô VinFast tại Hải Phòng. Ảnh: ST |
“Ngoài việc kỷ kiệm ngày doanh nhân thì cũng là dịp để suy nghĩ xem đổi mới ra sao, sáng tạo như thế nào để khẳng định vị thế của doanh nghiệp Việt trong cuộc chơi hội nhập”, ông Bình chia sẻ.
Suy nghĩ này hẳn liên quan đến thách thức mà giới kinh doanh toàn cầu, trong đó có cả cộng đồng doanh nhân Việt Nam, phải đối mặt khi cuộc chơi hội nhập toàn cầu mở ra, với hàng loạt hiệp định thương mại tự do với các nước và khu vực trên thế giới. Không chỉ như vậy, cạnh tranh toàn cầu trở nên sát sườn và thách thức hơn, với các mô hình kinh doanh mới, được thúc đẩy bởi các công nghệ như AI, IoT, Robotic, AR, VRR, Blockchain, Big Data...
Theo ông Bình, luật chơi là bình đẳng và giống nhau, cơ hội để người ta đến sân nhà mình dễ dàng hơn, thì ngược lại đối với doanh nghiệp Việt cũng vậy. Cạnh tranh sắp tới sẽ rất khốc liệt, đòi hỏi doanh nhân phải bản lĩnh hơn, thậm chí hơn cả thời “không biết về công nghệ mà dám làm FPT”, như ông Bình.
Thông thường, người chiến thắng trong cuộc cạnh tranh phải là người có năng suất lao động cao, phải sản xuất hàng chất lượng cao, giá rẻ. Thế nhưng, không phải lúc nào chất lượng cao, giá rẻ cũng bán được hàng mà cần tạo sự khác biệt để thị trường chấp nhận.
Theo ông Bình, Việt Nam nên tập trung vào khai thác lợi thế quốc gia để tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh toàn cầu. Tuy nhiên, trong sự sáng tạo của mình, các doanh nghiệp phải coi công nghệ là vũ khí then chốt. Công nghệ càng cao thì tạo ra càng nhiều giá trị.
2.
Những ngày này, Việt Nam đang vui với thành tích sau 30 năm đổi mới đã trở thành một trong những quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thành công nhất trong khu vực.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, khu vực FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Hiện 58% vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo ra 50% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ chốt của nền kinh tế như dầu khí, điện tử, viễn thông...
Trong cuộc vui đó, giới chuyên gia lại nói đến sự vươn lên của thế hệ các ngôi sao mới nổi và sẽ nổi trong giai đoạn tới thuộc khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, tỷ lệ đóng góp trong GDP của khu vực này mới là 30%, chưa đủ để gọi là “động lực” của nền kinh tế.
“Trong thời gian tới, chúng ta cần đặt mục tiêu cao hơn, có thể là đến năm 2020, kinh tế tư nhân sẽ đóng góp khoảng 45% GDP, thay vì mức hơn 30% như hiện tại”, ông Kiên đề xuất.
Để lấp đầy tỷ lệ đó, phải để doanh nhân chịu lớn, chịu chơi qua việc tạo ra môi trường kinh doanh an toàn, tháo gỡ rủi ro liên quan tới thể chế, chính sách, pháp luật.
“Trong suốt nhiều năm, các nhà đầu tư luôn bất an về những điều không rõ ràng, không cụ thể, không minh bạch, không hợp lý, không ổn định, không tiên liệu trước, không hiệu quả, không hiệu lực. Đặc biệt, hệ sinh thái kinh doanh không có đầy đủ cơ hội để phát triển trong cơ chế phân bổ nguồn lực theo hướng xin – cho, không dựa vào sáng kiến, dự án để làm. Không thể có kinh tế tư nhân phát triển nếu không thay đổi tư duy theo thị trường”, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết.
3.
Trở lại với sự khác biệt mà ông Trương Gia Bình nói ở trên, có lẽ, cuộc cách mạng 4.0 là cơ hội mới để khai thác tốt hơn tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân Việt Nam.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Tổng giám đốc Viettel cho rằng, với cách mạng 4.0, quan trọng là có dám làm, dám thay đổi không.
Theo ông Hùng, từ tổng quát nhất để mô tả cách mạng 4.0 là làm ngược. Công cụ 4.0 chủ yếu hỗ trợ cho việc làm khác đi. Còn nếu cứ làm giống những người đi trước, mãi mãi sẽ không có cơ hội bứt phá...
Nhiều nghiên cứu của thế giới cũng chỉ ra rằng, để thay đổi, bắt nhịp với cách mạng 4.0, quan trọng là đổi mới tư duy theo hướng sáng tạo, cũng cần vốn đầu tư, nhưng không phải vượt quá khả năng của đa số doanh nghiệp, bởi ứng dụng công nghệ AI, IoT, Robotic, AR, VRR, Blockchain, Big Data đòi hỏi chi phí không quá lớn.
Ông Trịnh Thành Nhơn, Tổng giám đốc Công ty Hóa mỹ phẩm quốc tế ICC cho biết, trước đây nhà máy sản xuất của ICC có hơn 150 công nhân, nhưng sau khi thay đổi công nghệ chỉ còn 50 công nhân, mà sản lượng gấp ba lần.
Không chỉ chú trọng đầu tư công nghệ sản xuất, các doanh nghiệp cũng phải thay đổi công nghệ quản trị. Với hệ thống quản trị doanh nghiệp mới, lãnh đạo doanh nghiệp có thể nắm được tình hình sản xuất hằng ngày từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khi đưa sản phẩm ra thị trường, giải quyết kịp thời nếu xảy ra sự cố.
Còn Công ty cổ phần Công nghiệp và Thiết bị chiếu sáng Duhal đã ứng dụng công nghệ cao từ 8 năm trước. Hiện Duhal là đối tác chiến lược của Tập đoàn Samsung, luôn đầu tư về công nghệ và sẽ tiếp tục đầu tư R&D để tối ưu quy trình sản xuất. Nhờ đó, Duhal đã tăng trưởng liên tục, doanh thu năm 2017 đạt trên 1.000 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu chiếm 30%. Mục tiêu tới năm 2020 sẽ tăng năng lực sản xuất gấp 5 lần hiện nay, đạt doanh thu 250 triệu USD.
Trong khi đó, ông Phạm Hoàng Thái Dương, nhà sáng lập Công ty cổ phần Color Life đã dành 3 năm để nghiên cứu về công nghệ ứng dụng cho ngành hoa, sau khi đã xây dựng được hạ tầng cơ bản rồi mới mở shop hoa và kinh doanh hoa. Công ty sẽ mở chi nhánh ở Hà Nội trong năm nay và ở Campuchia trong năm 2019. Color Life ứng dụng công nghệ thông tin từ đặt hàng, giao hàng, quản lý sản xuất, kế toán tài chính, nhân sự và chăm sóc sau bán hàng; do đó các nhà đầu tư dễ dàng quan sát, đánh giá tình hình kinh doanh của Công ty, từ đó có quyết định đầu tư chính xác hơn.
Những ví dụ điển hình trên đây đã minh chứng năng lực sáng tạo trong kinh doanh của người Việt Nam. Vấn đề quan trọng nhất là ý tưởng mới, tính sáng tạo “làm khác trước, khác mọi người” đã mang lại thành công của doanh nghiệp.
4.
“Việt Nam đã chính thức có tên trên bản đồ ngành công nghiệp chế tạo xe hơi thế giới. Mục tiêu của Vingroup là xây dựng thương hiệu Việt Nam tầm cỡ quốc tế”, câu khẳng định đầy tự hào và kiêu hãnh của Chủ tịch VinFast Lê Thị Thu Thủy tại Triển lãm Paris Motor Show 2018 mới đây. Đây cũng là minh chứng cho thấy, niềm tự hào dân tộc là một trong những lợi thế cạnh tranh rất lớn của VinFast khi hãng xe hơi Việt bước vào một cuộc chơi đầy hấp dẫn.
Các dòng xe của VinFast có logo chữ V kép, mang hàm ý Việt Nam, Vingroup, Vươn lên. Trong đó, biểu tượng Việt Nam và Vingroup dễ dàng nhận ra qua logo chữ V nổi và viền đèn pha. Các đường gân dập nổi xuất phát từ chữ V, tượng trưng cho sự rộng mở và vươn tới, mang hàm ý không chỉ sự đi lên của xe VinFast mà Việt Nam cũng đang phát triển mạnh mẽ.
Câu chuyện của chiếc ô tô Việt Nam và tham vọng, tinh thần kinh doanh của ông chủ Vingroup đã truyền lửa cho thế hệ kinh doanh mới, một làn sóng start-up đã và đang nổi lên ở Việt Nam. Họ nhạy bén với thời cuộc để có ngày thành những chú kỳ lân (được định giá 1 tỷ USD trở lên) ở Việt Nam.
Đúng là chỉ có công nghệ mới ẩn chứa nhiều cơ hội giúp doanh nghiệp Việt xoay chuyển lật ngược tình thế. Điều này lý giải vì sao, Vingroup cũng chính thức công bố chiến lược đầu tư trọng điểm vào lĩnh vực công nghệ - công nghiệp với mục tiêu đến năm 2028 sẽ trở thành Tập đoàn công nghệ - công nghiệp - dịch vụ đẳng cấp quốc tế, trong đó công nghệ chiếm tỷ trọng chính.
Việt Nam đã tự làm được hầm Đèo Cả, Vingroup làm được VinFast và vừa rồi Thaco khánh thành nhà máy ô tô với hầu hết các khâu tự động hóa, công nghiệp 4.0.
Cuối cùng doanh nghiệp có thể khác nhau về quy mô, tiềm lực kinh tế, nhưng cùng sống chung trong một môi trường kinh doanh, cùng hít thở chung một bầu không khí. Những thuận lợi, khó khăn đối với các doanh nghiệp này cũng là những thuận lợi khó khăn đối doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp cùng cạnh tranh nhau nhưng cũng cùng chung sống với nhau để cùng phát triển.
Nhiều năm qua, Vingroup và các đối tác trong nước đã xây dựng được một mối liên kết rất hiệu quả, trên nhiều lĩnh vực, từ xây dựng – bất động sản đến nông nghiệp, bán lẻ... Đặc biệt, với nhà máy VinFast, thì công nghiệp phụ trợ là vô cùng cần thiết. Triết lý của Vingroup từ lâu đã được xác lập, đó là “mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”.
Không chỉ vừa khởi nghiệp làm ô tô, Tập đoàn Vingroup kỳ vọng cùng gây dựng một xã hội khởi nghiệp, để sẽ có ngày càng nhiều hơn các đối tác, các nhà cung cấp, có thêm nhiều giải pháp, nhiều sản phẩm hữu ích cho không riêng nhà máy VinFast mà cho cả nền kinh tế. Vingroup đã và đang triển khai những kế hoạch ươm mầm cho các start-up.
“Các bạn trẻ rất thông minh, nhiều sáng kiến, nhưng lại thiếu có thể chỉ là một chỗ ngồi trong văn phòng. Nếu được ươm mầm trong một điều kiện tốt, những hạt giống sẽ đem lại những mùa màng”, ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Vingroup kỳ vọng vào thế hệ doanh nhân kế tiếp.
Tất nhiên, để giải được chữ nếu của ông Hiệp, sẽ cần sự tham gia có trách nhiệm của không chỉ doanh nhân, doanh nghiệp, giới khởi nghiệp mà cả Chính phủ, giới công chức nhà nước và cả từng người dân, đòi hỏi ai cũng phải nghĩ tới Việt Nam trong sự nghiệp của mình…
-
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ -
Doanh nhân Nguyễn Thúy Cải: Ba thập kỷ lan tỏa giá trị ẩm thực và tiệc cưới truyền thống -
Chu Văn Nam, nhà sáng lập thương hiệu Nada Oils: Tìm chỗ đứng trên thị trường tinh dầu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025