-
Tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV -
Dễ nhầm lẫn cúm mùa với bệnh lý viêm cơ tim ở trẻ -
TP.HCM: Trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi có dấu hiệu gia tăng -
Đề xuất Quốc hội cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng -
Huy động các nguồn lực, thành phần tham gia vào công tác phát triển y học cổ truyền -
Ngày Đột quỵ thế giới 29/10: Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân đột quỵ BE FAST
Bộ Y tế vừa có Công văn số 4060/BYT-KH-TC gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh.
Ảnh minh họa. |
Để bảo đảm thuốc, vật tư y tế, thiết bị y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo người đứng đầu các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người có thẩm quyền, trách nhiệm của chủ đầu tư, bên mời thầu trong hoạt động lựa chọn nhà thầu, bảo đảm đủ thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế và các dịch vụ liên quan khác phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh;
Đồng thời đẩy mạnh và quản lý chặt chẽ việc tổ chức mua sắm, đấu thầu, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, tránh lãng phí; chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế và các dịch vụ liên quan tại các cơ sở y tế thuộc quyền quản lý.
UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế, đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương tổng hợp nhu cầu mua sắm thuốc, vật tư y tế, thiết bị y tế thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp địa phương của các cơ sở y tế trực thuộc các Bộ, ngành, doanh nghiệp đóng trên địa bàn khi các cơ sở y tế này có nhu cầu theo đúng quy định.
Cùng đó, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo chủ đầu tư giải quyết các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo đúng thẩm quyền, không đẩy trách nhiệm cho các bộ, ngành, cơ quan cấp trên giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư (như: xử lý tình huống, kiến nghị trong đấu thầu... ).
Tăng cường tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra thường xuyên về công tác đấu thầu theo quy định và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo trách nhiệm được quy định tại khoản 3 Điều 87 Luật Đấu thầu.
Chỉ đạo các chủ đầu tư tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, nâng cao năng lực cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu.
Trong thời gian qua, thiếu thuốc gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng khám chữa bệnh. Nhiều người bệnh phải ra ngoài mua thuốc, chi tiền túi mua thuốc nằm trong danh mục bảo hiểm y tế.
Bộ Y tế cho biết, Bộ đã có nhiều chủ trương, chính sách trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, trong đó có công tác đảm bảo nguồn cung ứng thuốc để đáp ứng đủ, kịp thời, bao gồm cả nhu cầu sử dụng trong các cơ sở khám chữa bệnh và ngoài thị trường. Tuy nhiên, có thời điểm một số thuốc chưa kịp gia hạn đăng ký lưu hành; một số thuốc thuộc nhóm rất hiếm vẫn thiếu nguồn cục bộ.
Để xảy ra tình trạng thiếu thuốc khám chữa bệnh, Bộ Y tế thừa nhận do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Các nguyên nhân khách quan thì đã được đề cập đến nhiều, còn về các nguyên nhân chủ quan, do một số cơ sở khám chữa bệnh thiếu chủ động trong việc lập kế hoạch, đặt hàng với nhà cung ứng, đặc biệt là các thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung, thuốc chuyên khoa phụ thuộc chủ yếu vào các cơ sở sản xuất nước ngoài.
Bên cạnh đó, các cơ sở y tế, địa phương chưa sát sao trong việc chỉ đạo đảm bảo cung ứng thuốc như thiếu chủ động trong dự trù, xác định nhu cầu, lập kế hoạch, thực hiện công tác đấu thầu mua sắm…
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ đã có các giải pháp chuẩn bị tiếp theo để tăng cung ứng thuốc. Trong đó, Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi, Luật Đấu thầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2024; Chính phủ ban hành Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu.
Đặc biệt, Bộ Y tế đã xây dựng Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và đang lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân… Đây là những tháo gỡ cần thiết để các bệnh viện thực hiện việc mua sắm, đấu thầu.
Tại thời điểm Chính phủ ban hành Nghị định 24/2024/NĐ-CP, trong đó có những mục cụ thể về mua sắm thuốc, vật tư y tế, nhưng nhiều bệnh viện vẫn còn e ngại chưa dám mua sắm, mà phải chờ thông tư hướng dẫn.
-
Phát hiện phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” bệnh nhân -
Không sử dụng gia súc, gia cầm chết trong mưa lũ làm thức ăn -
Tin mới y tế ngày 30/10: Gánh nặng từ tác hại của thuốc lá thế hệ mới -
TP.HCM: Trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi có dấu hiệu gia tăng -
Đề xuất Quốc hội cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng -
Huy động các nguồn lực, thành phần tham gia vào công tác phát triển y học cổ truyền -
Có thể gây thành đại dịch, cúm mùa nguy hiểm thế nào?
-
1 Sửa luật PPP: Bỏ quy định hạn mức vốn tối thiểu, tiếp tục áp dụng hợp đồng BT -
2 Quy định 5 biện pháp xử lý vật chứng, tài sản, gỡ vướng giải quyết án tham nhũng -
3 TP.HCM đề xuất đầu tư 3 dự án BT 14.600 tỷ đồng trả chậm bằng tiền ngân sách -
4 “Sống dở, chết dở” vì mua dự án chưa đủ điều kiện mở bán -
5 Vốn cho bất động sản: Cả tín dụng lẫn trái phiếu còn tiềm ẩn nhiều rủi ro
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Dược - Thiết bị y tế