-
Các ngân hàng trung ương lớn hạ lãi suất: Áp lực đè nén 2-3 năm qua sắp được giải tỏa -
Bảo hiểm phải bồi thường hàng nghìn tỷ đồng do bão; Chưa đến lúc đổ tiền vào tài sản rủi ro -
Tỷ lệ đặt cược Fed giảm lãi suất 0,5% đã tăng lên 50% -
Hơn 44.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp có nguy cơ chậm trả trong vòng 12 tháng tới -
Cán bộ, người lao động Agribank ủng hộ 1 ngày lương khắc phục hậu quả bão số 3 -
Ngân hàng đồng loạt tuyên bố giảm lãi vay với khách hàng bị ảnh hưởng bão, lũ
Nhiều ngân hàng thương mại đang đứng trước khó khăn kép về nợ xấu. Ảnh: Đức Thanh |
Nợ xấu tăng cao, bao phủ nợ xấu giảm mạnh
Số liệu của 29 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý II/2024 cho thấy, tính tới cuối tháng 6/2024, có tới 24/29 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu tăng so với cuối năm 2023. Số dư nợ xấu tuyệt đối của các ngân hàng tăng hơn 20% so với cuối năm ngoái. Tại nhiều ngân hàng, nợ xấu tuyệt đối tăng 30-50%.
Ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn gặp khó, nợ xấu tăng là chuyện bình thường, dễ hiểu. Thị trường bất động sản chưa thoát khỏi khó khăn cũng tác động đáng kể đến gia tăng tỷ lệ nợ xấu.
Do quy mô nợ xấu tăng nhanh, dù các ngân hàng đã tăng trích lập dự phòng rủi ro, song bao phủ nợ xấu vẫn suy giảm. Tính tới giữa năm nay, tỷ lệ bao phủ nợ xấu toàn ngành giảm xuống chỉ còn gần 85%, thay vì mức gần 99% cuối năm ngoái.
Có tới 23/29 ngân hàng suy giảm bao phủ nợ xấu, trong đó suy giảm mạnh nhất là VietinBank (giảm 53,5%), tiếp đến là BIDV (giảm gần 49%), BacABank (giảm 45%), Vietcombank (giảm 18,2%)...
Hiện tại, toàn hệ thống chỉ còn 6 ngân hàng có quỹ dự phòng rủi ro đủ sức bao phủ trên 100% nợ xấu, bao gồm nhóm Big 4 (Vietcombank, BIDV, Agribank, VietinBank) và MB, Techcombank. Đáng lưu ý, toàn hệ thống đang có hơn chục ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu chỉ dưới 50%, trong đó có ngân hàng bao phủ nợ xấu chỉ đạt 5%.
- Ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch HĐTV Agribank
Nửa đầu năm nay, tín dụng tăng chậm, chi phí huy động vốn tăng trở lại, mảng kinh doanh bảo hiểm và chứng khoán gặp khó khăn… đã tác động đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng. Để “làm đẹp” chỉ tiêu lợi nhuận, nhiều ngân hàng phải giảm tốc trích lập dự phòng rủi ro, chấp nhận giảm tỷ lệ bao phủ nợ xấu. Trong nửa đầu năm nay, trong khi nợ xấu tuyệt đối của các ngân hàng tăng hơn 20%, thì số dư dự phòng chỉ tăng 3%.
Ông Barry Weisblatt David, Giám đốc Khối Phân tích, Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect nhận xét: “Phải thừa nhận rằng, chất lượng tài sản hệ thống ngân hàng đã suy giảm trong thời gian gần đây, nhưng chúng tôi tin rằng, chất lượng tài sản sẽ phục hồi trong những tháng tới, khi nền kinh tế Việt Nam được cải thiện. Luật về bất động sản mới sẽ giúp các ngân hàng dễ dàng hơn trong việc ghi nhận giá trị từ tài sản thế chấp”.
Gian nan thu hồi nợ
Nhiều ngân hàng thương mại cho hay, các ngân hàng đang đứng trước khó khăn kép về nợ xấu. Không chỉ nợ xấu tăng cao, bao phủ nợ xấu suy giảm, mà việc thu hồi, xử lý nợ ngày càng khó khăn trong bối cảnh Nghị quyết 42/2017/QH14 hết hiệu lực.
Số liệu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) cho thấy, tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn hệ thống xử lý được 167.300 tỷ đồng nợ xấu, tăng khoảng 45,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, gần một nửa trong số đó là do các tổ chức tín dụng tự xử lý bằng trích lập dự phòng rủi ro. Việc thu giữ tài sản đảm bảo, xử lý nợ xấu đang gặp nhiều khó khăn.
Ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch HĐTV Agribank cho hay, Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu đã hết hiệu lực thi hành, nhưng một số quy định không được kế thừa trong Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, đặc biệt là vấn đề hỗ trợ từ các cơ quan công an, chính quyền địa phương trong việc thực thi quyền thu, giữ tài sản đảm bảo của chủ nợ.
Trong khi đó, do nền kinh tế khó khăn, hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thu nhập của người dân đều giảm sút, khả năng trả nợ suy giảm. Thực tế, có tình trạng không hợp tác, chây ỳ, chống đối trong việc trả nợ và bàn giao tài sản đảm bảo, nợ xấu đang có chiều hướng gia tăng.
Theo ghi nhận của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, việc xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu gặp một số vướng mắc chính liên quan đến quyền thu giữ, kê biên tài sản bảo đảm; thứ tự ưu tiên thanh toán đối với nguồn tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm; khó khăn trong việc áp dụng quy trình thủ tục rút gọn khi tố tụng tại tòa; khó khăn trong việc xử lý, hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự; xử lý tài sản bảo đảm là cổ phần, cổ phiếu; xử lý các tài sản bảo đảm là bất động sản hình thành trong tương lai…
Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó cục trưởng Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) thừa nhận, hiện vẫn chưa có cơ chế pháp lý đủ mạnh cho phép bên nhận bảo đảm tiếp cận, thu hồi tài sản bảo đảm để xử lý.
-
Tỷ lệ đặt cược Fed giảm lãi suất 0,5% đã tăng lên 50% -
Lãi suất điều hành chưa “có cửa” giảm thêm -
Hơn 44.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp có nguy cơ chậm trả trong vòng 12 tháng tới -
Cán bộ, người lao động Agribank ủng hộ 1 ngày lương khắc phục hậu quả bão số 3 -
Ngân hàng đồng loạt tuyên bố giảm lãi vay với khách hàng bị ảnh hưởng bão, lũ -
Chung tay hỗ trợ khách hàng mùa lũ, MSB giảm lãi suất cho vay -
Vàng thế giới lập đỉnh mới, vàng miếng SJC bất động
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi