
-
Nhu cầu vàng tăng cao nhất trong 11 năm
-
Trung Quốc mở cửa có tác động thế nào tới các thị trường toàn cầu?
-
Tesla hạ giá xe điện, cuộc đua mới trên thị trường bắt đầu
-
Người dân tiết kiệm ở mức kỷ lục, Trung Quốc kỳ vọng thúc đẩy tiêu dùng
-
Công ty mẹ của Google sa thải 12.000 lao động -
Đức: Chi phí nhập khẩu khí đốt tăng 131%
![]() |
Với GDP tăng 6,1% trong năm 2019, Trung Quốc vẫn đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra. Ảnh: AFP |
Số liệu trên được công bố 2 ngày sau khi Trung Quốc và Mỹ thỏa hiệp "ngừng chiến" bằng việc ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Theo đó, 2 bên cam kết dần gỡ bỏ thuế quan trả đũa lên hàng hóa của nhau, đặc biệt Trung Quốc đã cam kết chi thêm ít nhất 200 tỷ USD để nhập hàng hóa Mỹ.
Chưa lao đáy như mức tăng trưởng 3,9% năm 1990, mức tăng trưởng GDP 6,1% năm 2019 của Trung Quốc đã đạt chỉ tiêu từ 6,0-6,5% mà chính phủ nước này đã đề ra, nhưng vẫn thấp hơn mức 6,2% các chuyên gia kỳ vọng trước đó. Trong quý IV/2019, tăng trưởng GDP Trung Quốc không đổi so với quý trước và đứng ở mức 6,0%.
Sản xuất công nghiệp - yếu tố quyết định sản lượng ngành sản xuất chế tạo, khai khoáng và đồ tiện dụng của Trung Quốc - đã tăng 5,7% trong năm 2019, cao hơn mức dự báo 5,6% trước đó, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng 6,2% năm 2018.
Doanh thu bán lẻ ở quốc gia đông dân nhất thế giới đã tăng 8,0% năm 2019, giảm 1 điểm phần trăm so với năm trước.
Nhìn lại cả năm 2019, đầu tư tài sản cố định tại Trung Quốc đã tăng 5,4%, cao hơn tốc độ tăng 5,2% ghi nhận trong tháng 11/2019.
Tháng 12/2019, kinh tế Trung Quốc khá khẩm hơn khi Trung Quốc và Mỹ tuyên bố đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Sản xuất công nghiệp nước này trong tháng 12 đạt tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 3/2019 với mức tăng bứt phá 6,9%, bỏ xa mức dự báo 5,9%. Số liệu công bố tuần trước cho thấy xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tăng 7,6% trong tháng 12/2019, còn nhập khẩu tăng 16,3%. Trong khí đó, doanh thu bán lẻ Trung Quốc trong tháng 12/2019 không đổi so với tháng trước đó và ổn định ở mức 8,0%, cao hơn dự báo 7,9% trước đó.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có thể thở phào khi giữ được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn ngưỡng đáng lo ngại 6,0%, nhưng thách thức cho kinh tế Trung Quốc năm 2020 vẫn đầy rẫy.
Theo Alicia Garcia Herrero, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của tập đoàn ngân hàng và đầu tư Natixis, thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 chỉ có tính chất tạm thời. Đàm phán thương mại giai đoạn 2 đang rất được trông đợi khi Mỹ đánh tiếng sẽ giữ nguyên thuế quan hiện tại lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc nếu 2 bên không đạt thỏa thuận giai đoạn 2.
“Tại Chương đánh giá song phương và giải quyết tranh chấp, thỏa thuận (giai đoạn 1) chỉ rõ nếu các quan ngại không được giải quyết, 2 bên có quyền hoãn trách nhiệm và có biện pháp điều chỉnh, còn nếu trong trường hợp xấu nhất, có thể rút khỏi thỏa thuận”, chuyên gia Herrero cho biết.
Năm 2019 ghi nhận nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc trong việc kiềm chế suy thoái kinh tế bằng loạt áp dụng các biện pháp cắt giảm thuế và kích thích tiền tệ. Tại cuộc họp báo hôm 16/1 sau khi Mỹ và Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, các quan chức Ngân hàng Trung ương Trung Quốc khẳng định sẽ áp dụng chính sách tiền tệ “thận trọng” trong năm nay.

-
Doanh thu của Apple giảm mạnh nhất kể từ năm 2016 -
Đức: Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt mức cao kỷ lục -
Chủ tịch Fed: Đừng hy vọng cắt giảm lãi suất trong năm 2023 -
Dự báo ECB sẽ tăng lãi suất tiền gửi lên mức 2,5% -
Nhu cầu vàng tăng cao nhất trong 11 năm -
Chỉ số lạm phát của Eurozone giảm tháng thứ 3 liên tiếp -
Fed tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)