-
Trung Quốc: Giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự báo, giá sản xuất giảm sâu hơn -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2% -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 8/2024 -
Chứng khoán và dầu mỏ lao dốc vì lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu -
Quyết định cắt giảm lãi suất của ECB sẽ trở nên khó khăn hơn -
Ngành sản xuất chế tạo của châu Á có dấu hiệu phục hồi
Chỉ số Shanghai Composite trên thị trường Trung Quốc đại lục nhích 0,22% phiên sáng nay 17/1. Ảnh: AFP |
Sắc xanh phủ rộng thị trường chứng khoán Trung Quốc khi chỉ số Shanghai Composite nhích 0,22% còn Shenzhen Composite tăng 0,23%. Trên sàn Hong Kong, chỉ số Hang Seng diễn biến đi ngang.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 0,55% nhờ lực kéo của cổ phiếu các “ông lớn” khai khoáng. Trong đó, cổ phiếu của Fortescue Metals bật tăng mạnh nhất với 2,73%, theo sau là Rio Tinto và BHP Group tăng lên điểm 1,75% và 1,12%.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,38% khi hầu hết các nhóm cổ phiếu đều lên điểm. Chỉ số Topix của thị trường này cũng tăng 0,39%. Sau những cú nhích nhẹ giờ phiên sáng nay, Kospi của Hàn Quốc đi ngang khi Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc tuyên bố giữ lãi suất ổn định 1,25% như dự báo.
Tổng quan lại, chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) tăng 0,22%.
Tăng trưởng GDP năm 2019 của Trung Quốc được công bố sáng nay 17/1 cao hơn mức 6% mà các nhà kinh tế dự báo trước đó. Theo đó, tăng trưởng GDP Trung Quốc vẫn đạt 6,1% trong năm 2019 trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ. Riêng quý IV/2019, tăng trưởng GDP của nước này không thay đổi so với quý trước và đứng ở mức 6%.
Tăng trưởng của Trung Quốc chịu tác động xấu của chiến tranh thương mại. Tuy nhiên, giới đầu tư đặt nhiều kỳ vọng vào thị trường nay khi Trung Quốc và Mỹ vừa ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 và cam kết gỡ bỏ dần thuế quan. Ngoài ra, số liệu công bố hồi đầu tuần cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 12/2019 lần đầu tiên tăng trưởng trong 5 tháng qua.
Trên thị trường tiền tệ, nhân dân tệ tiếp tục mạnh lên sau những công bố con số kinh tế lạc quan. Nhân dân tệ giao dịch hải ngoại ở mức 6,8755 tệ/USD, mạnh lên so với 6,8945 tệ/USD phiên hôm qua 16/1, trong khi đó tại thị trường đại lục, nhân dân tệ cũng lên giá và giao dịch ở mức 6,8769 tệ/USD.
Chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác nhích nhẹ từ 97,298 phiên trước đó lên 97,320. Đồng yên Nhật Bản trượt giá từ mức bình quân trong tuần 109 JPY/USD còn 110,17 JPY/USD. Đô la Australia cũng suy yếu và giao dịch ở mức 1 AUD đổi 0,6894 USD.
Giá dầu trên thị trường châu Á sáng nay biến động không đáng kể. Giá dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ đứng ở mức 58,53 USD/thùng trong khi dầu Brent giao kỳ hạn trượt nhẹ xuống 64,59 USD/thùng.
-
Lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga vào EU vượt qua con số nhập khẩu từ Mỹ -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2% -
Mỹ: Áp lực lạm phát đã giảm, thị trường lao động chậm lại nhưng không bị xấu đi -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 8/2024 -
Giới nhà giàu Trung Quốc nóng lòng tìm cơ hội đầu tư ở nước ngoài -
Lo chính phủ Anh tăng thuế, các nhà đầu tư cho thuê nhà vội thoát hàng -
Quan chức Fed: Cần hạ lãi suất để giữ thị trường lao động lành mạnh
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village