
-
Ninh Bình xây dựng Khu nhà ở công vụ, đảm bảo ổn định cho cán bộ sau hợp nhất tỉnh
-
Tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội năm học 2025 - 2026: 15 trường có điểm chuẩn từ 23 điểm trở lên
-
Vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025
-
Trường học Song ngữ tại Hà Nội được công nhận kiểm định Quốc tế toàn diện WASC
-
Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp -
Ngành văn hóa - thể thao TP.HCM định hướng chiến lược sau sáp nhập
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ nay (12/8) đến 17 giờ 20/8, các cơ sở đào tạo phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát dữ liệu trên hệ thống và lọc ảo. Sau khoảng thời gian này thí sinh biết điểm chuẩn và kết quả xét tuyển đại học.
![]() |
Ảnh minh hoạ. |
Theo đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2023, cả nước có hơn một triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT, trong đó khoảng 917.700 em đăng ký dùng kết quả thi để vừa xét tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển đại học.
Từ ngày 12/8, các cơ sở giáo dục sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát dữ liệu trên hệ thống và lọc ảo. Đồng thời, phải tải dữ liệu, thông tin xét tuyển để tổ chức xét tuyển nguyện vọng của thí sinh đã đăng ký. Việc lọc ảo, xử lý nguyện vọng của thí sinh được thực hiện 6 lần trên hệ thống và kết thúc vào chiều 20/8.
Quy trình lọc ảo là hoạt động sử dụng phần mềm để lọc bỏ những thí sinh trúng tuyển nguyện vọng cao hơn vào trường khác ra khỏi danh sách trúng tuyển dự kiến mà trường gửi lên hệ thống. Điều này đảm bảo, mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển duy nhất 1 nguyện vọng.
Trước 17 giờ ngày 22/8, các trường đại học công bố điểm chuẩn đại học 2023 và kết quả xét tuyển. Thí sinh cần lưu ý để nhận kết quả trúng tuyển và nhập học trên hệ thống theo đúng thời gian quy định. Như vậy, thí sinh có thể biết điểm chuẩn của các trường đại học sau khi kết thúc lần lọc ảo cuối cùng vào chiều 20/8 đến 17 giờ ngày 22/8.
Và trước 17 giờ ngày 6/9, tất cả các thí sinh trúng tuyển cần xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống. Nếu thí sinh không xác nhận nhập học phải đợi xét tuyển bổ sung vào các đợt xét tuyển tiếp theo của các trường đại học.
Thí sinh trúng tuyển thuộc đối tượng xét tuyển thẳng theo Quy chế của Bộ có thể xác nhận nhập học trên hệ thống từ ngày 5/7 đến 17 giờ ngày 15/8.
Những thí sinh đã xác nhận nhập học không được đăng ký nguyện vọng xét tuyển tiếp theo, trừ các trường hợp được hiệu trưởng, giám đốc cơ sở đào tạo cho phép không nhập học.
Trong trường hợp chưa xác định nhập học, thí sinh có thể tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia như các thí sinh khác, nếu trúng tuyển, thí sinh xác nhận nhập học theo lịch chung.
Từ ngày 7/9 đến tháng 12/2023, thí sinh có nhu cầu xét tuyển các đợt bổ sung của cơ sở đào tạo thực hiện theo đề án tuyển sinh được đăng tải trên trang thông tin tuyển sinh của các trường.
Liên quan tới việc xét tuyển đại học, hiện có một số ý kiến phụ huynh thắc mắc về việc có hay không tình trạng “phí chồng phí”.
Một phụ huynh tại Hà Nội cho biết, khi đăng ký xét tuyển sớm cho con tại các cơ sở đào tạo đều mất phí, nhưng khi đăng ký trên thông tin chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng mất phí. Như vậy, cùng 1 nguyện vọng nhưng con mất phí đến 2 lần.
Trước câu hỏi của phụ huynh và thí sinh về việc tại sao cùng 1 nguyện vọng nhưng vừa phải đóng trực tiếp cho trường (qua xét tuyển sớm), vừa phải đóng cho Bộ (khi đăng ký trên hệ thống), đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, đó là hai lệ phí tách biệt, thu hai lần cho hai công đoạn, hai công việc hoàn toàn khác nhau, không phải là "phí chồng phí".
Vấn đề lệ phí xét tuyển đã được Bộ thống nhất với các cơ sở giáo dục. Lệ phí xét tuyển khi đăng ký nguyện vọng lên hệ thống là 20.000 đồng/nguyện vọng.
Các cơ sở đào tạo căn cứ vào mức này để đề ra mức lệ phí (nếu có) cho các phương thức xét tuyển riêng của mình. Trong trường hợp trường có thu lệ phí thì lệ phí của trường chỉ tính đến các việc trường thực hiện xử lý trong quá trình xét tuyển sớm, không bao gồm chi phí cho phần xử lý, sắp xếp trên hệ thống chung.
“Do đó, mức lệ phí 20.000 đồng/nguyện vọng gồm chi phí vận hành hệ thống và chi phí cho việc xử lý, sắp xếp của các trường trong quá trình này”, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo giải thích.
Theo số liệu công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đợt 1 đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng giáo dục mầm non năm nay, cả nước có hơn 660.000 thí sinh hoàn thành nhập nguyện vọng lên hệ thống.
Tổng số nguyện vọng được các thí sinh đăng ký là hơn 3,4 triệu, trung bình mỗi thí sinh đăng ký hơn 5 nguyện vọng xét tuyển. Như vậy là có khoảng 292.000 em không đăng ký nguyện vọng xét tuyển đợt 1 năm nay.

-
Trường học Song ngữ tại Hà Nội được công nhận kiểm định Quốc tế toàn diện WASC -
Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp -
Ngành văn hóa - thể thao TP.HCM định hướng chiến lược sau sáp nhập -
Hà Nội đăng cai tổ chức Festival Làng nghề quốc tế năm 2025 -
Người tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm có thể được hưởng lương hưu -
Giai đoạn 2026 - 2035: Xây dựng nông thôn mới hiện đại, toàn diện, bền vững -
HanoiPrintPack 2025: Đòn bẩy phát triển xanh cho ngành in ấn và bao bì Việt Nam
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower