-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Những bất ổn tài chính
Tuần này, thị trường chứng khoán bất ngờ trước thông tin Công ty cổ phần Hùng Vương (HVG - sàn HOSE) thông báo lỗ trong niên độ tài chính 2016 (1/10/2015 - 30/9/2016) sau kiểm toán.
Cụ thể, báo cáo tài chính năm 2016 của HVG do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam kiểm toán cho thấy, HVG bất ngờ lỗ ròng 49,29 tỷ đồng (phần lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ) trong khi báo cáo tự lập trước đó lãi 308,65 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất còn vỏn vẹn 9,7 tỷ đồng, giảm gần 90% so với báo cáo trước kiểm toán.
Công ty Hùng Vương (HVG) từng đứng đầu trong ngành hải sản. Trong ảnh: Xưởng sản xuất của HVG. Ảnh: Dũng Minh |
Đáng chú ý, doanh thu sau kiểm toán của HVG giảm 2.038,09 tỷ đồng. Trong công văn giải trình, ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của HVG lý giải, phần chênh lệch doanh thu sau kiểm toán trị giá 228 tỷ đồng từ bán bã đậu nành bị loại ra do ghi nhận sai niên độ và một khoản khác chưa được ghi nhận doanh thu là từ việc sang nhượng quyền sử dụng ao giảm 180,73 tỷ đồng, do hồ sơ thủ tục pháp lý chưa đầy đủ.
Tuy nhiên, hai khoản doanh thu được giải trình này mới chỉ có giá trị hơn 400 tỷ đồng, trong khi doanh thu sau kiểm toán của HVG giảm gấp 5 lần con số này.
Đối với các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, tại thời điểm cuối năm, phải thu của HVG là 7.429,64 tỷ đồng, chiếm gần 60% tài sản ngắn hạn và gần 45% tổng tài sản, tăng 32% so với đầu năm. Thông tin chi tiết các khoản phải thu đến hạn không được liệt kê, nhưng lũy kế dự phòng phải thu tăng từ 346,97 tỷ đồng lên 408,88 tỷ đồng.
Tổng nợ của HVG là 13.336,28 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn (12.255,19 tỷ đồng). So với số liệu tại báo cáo tài chính mà HVG tự lập trước đó, tổng nợ của HVG tăng 521,34 tỷ đồng.
Dấu hỏi về sự phục hồi
Trong công văn giải trình về kết quả kinh doanh năm 2016 của HVG, khoản doanh thu từ bán bã đậu nành trị giá 228 tỷ đồng nói trên sẽ được hạch toán trong quý I/2017. Thông tin này đã khiến một số nhà đầu tư hứng khởi và giá cổ phiếu phục hồi một chút phiên 8/2, sau 4 phiên giảm sàn trước đó.
Mặc dù nợ phải trả của HVG cao gấp 4 lần vốn chủ sở hữu, nhưng nếu tính toán tỷ lệ khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh thì con số này chưa đáng lo ngại, bởi tài sản ngắn hạn của HVG hiện cao hơn nợ ngắn hạn.
Hàng tồn kho của HVG thời điểm cuối năm là 4.621,27 tỷ đồng, tuy có giảm nhẹ so với cuối năm 2015, nhưng cũng là con số khá cao. Xét trong tình trạng thị trường cá tra cầu đang cao hơn cung và so sánh số liệu hàng tồn kho 2 năm trước đó đều trên 4.000 tỷ đồng thì số liệu này có thể lý giải được.
Tuy nhiên, con số hàng tồn kho luôn duy trì ở mức cao cũng là điều đáng lo ngại, bởi hàng tồn kho trong lĩnh vực thủy, hải sản luôn tiềm ẩn rủi ro.
Nếu nhìn lại những sự kiện trên thị trường chứng khoán trước đây của CTCP Việt An (AVF) hay CTCP Thủy hải sản Việt Nhật (VNH), có thể thấy, việc lưu trữ hàng tồn kho với giá trị lớn thường gây ra những biến động làm “choáng váng” các nhà đầu tư.
Nếu như AVF tạo bất ngờ với khoản lỗ kỷ lục 893 tỷ đồng, chủ yếu do trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho - theo báo cáo tài chính năm 2014 do công ty tự lập, thì VNH lại có “truyền thống” xử lý hàng tồn kho kém phẩm chất nhiều lần trước đó.
Năm 2014, VNH bất ngờ báo lỗ 43,5 tỷ đồng, với nguyên nhân phần lớn đến từ việc hàng tồn kho hư hỏng (35,8 tỷ đồng). Trước đó, với “nghiệp vụ” này, năm 2012, khoản lỗ từ việc xử lý hàng tồn kho của VNH là 11,5 tỷ đồng và lỗ 35,8 tỷ đồng trong năm 2013.
Từ một doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực thủy, hải sản, được mệnh danh là “Vua cá tra”, nhưng đến nay, cổ phiếu HVG đã lùi xa khỏi mệnh giá và hiện chỉ còn khoảng 7.000 đồng/cổ phiếu.
Chưa biết HVG sẽ cải thiện và khắc phục tình hình tài chính của mình thế nào, nhưng theo nhận định của các chuyên gia CTCP Chứng khoán VnDirect, tình hình tài chính của HVG “khó đứng vững trong các quý sắp tới”.
-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025