-
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025 -
100% khách hàng SMEs hiện hữu của ABBank đã giao dịch hoàn toàn trên nền tảng mới -
Giao dịch trên ATM giảm gần 20%, người dân đã bớt dùng tiền mặt trong thanh toán -
Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị hiệu quả rủi ro -
Trợ lực cho Hà Nam phát triển kinh tế bền vững -
Ngân hàng chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ
Cho vay nông nghiệp sẽ ưu tiên những mô hình sản xuất theo chuỗi, nông nghiệp công nghệ cao |
Bắt tay gỡ khó tín dụng nông nghiệp
Tại cuộc gặp gỡ chiều qua, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến nhấn mạnh, nông nghiệp, nông thôn, nông dân là lĩnh vực được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.
NHNN cũng xác định nông nghiệp, nông thôn là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên và đã chỉ đạo các TCTD tập trung nguồn vốn cho vay; thực hiện các giải pháp đẩy mạnh cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh.
Tính đến 31/12/2013, dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn quốc theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP đạt 671.986 tỷ đồng, tăng 19,67% so với năm 2012; chiếm tỷ trọng 19,32% trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Nếu so với năm 2009 (khi chưa có Nghị định 41), dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã tăng gấp 2,29 lần.
NHNN khẳng định, năm 2014, nông nghiệp vẫn là 1 trong 5 lĩnh vực ưu tiên. NHNN chỉ đạo các TCTD tập trung nguồn vốn đáp ứng đầy đủ nhủ cầu vay; cơ chế lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được điều chỉnh giảm và thấp hơn các lĩnh vực khác.
NHNN sẽ tiếp tục sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ để khuyến khích các TCTD đẩy mạnh đầu tư tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay; xem xét cho vay mới; nghiên cứu thực hiện cho vay thí điểm đối với các mô hình liên kết trong chuỗi sản phẩm nông nghiệp, mô hình sản xuất áp dụng khoa học công nghệ cao…; chỉ đạo các TCTD tiếp tục đẩy mạnh cải cách để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng khả năng tiếp cận vốn cho hộ dân, doanh nghiệp.
Hiện các giải pháp cụ thể và tổng số tiền dự tính bơm cho nông nghiệp chưa được nói tới. Song một số nguồn tin cho hay, gói tín dụng này có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng. Vấn đề làm "đau đầu" cơ quan quản lý nhất là cơ chế cho vay nào để giúp các ngân hàng yên tâm giải ngân và mang lại hiệu quả cao.
Hiện nay, dù NHNN khuyến khích cho vay nông nghiệp nhưng nhiều tổ chức tín dụng vẫn còn e ngại giải ngân bởi lĩnh vực này rủi ro cao, người dân lại thiếu tài sản thế chấp.
Để tín dụng tam nông không bế tắc như gói 30.000 tỷ đồng
Bày tỏ hy vọng về gói tín dụng “khủng” cho tam nông sắp được ban hành, song nhiều DN cũng lo ngại, nếu không có cơ chế đặc thù, tín dụng nông nghiệp sẽ rơi vào bế tắc giống như gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Duy Lượng, chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam nhấn mạnh, nông nghiệp đóng góp 22% vào tăng trưởng GDP hàng năm của nền kinh tế. Theo quy định, cũng có đến 5 nguồn lực để ưu tiên phát triển nông nghiệp. Nhưng trên thực tế, nguồn lực tiền được sử dụng và tập trung vào ngành hạn chế.
Trên thực tế, nhiều nguồn vốn chưa thực sự hấp dẫn nông dân. Mặc dù người nông dân được ưu đãi lãi suất đến 4%, tức là có những doanh nghiệp tốt nếu đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng có thể vay vốn với lãi lãi suất 9%, thế nhưng ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp buộc phải trả nợ hết khoản cũ mới được vay khoản mới. Đây là điều kiện rất khó đáp ứng.
Ông Cao Sỹ Kiêm, cựu thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc đưa ra gói tín dụng cho tam nông là hướng đi đúng. Cơ chế cho vay theo chuỗi sản xuất là hoàn toàn mới, và đáp ứng được yêu cầu vay, đáp ứng được cả nhu cầu thu hồi vốn của ngân hàng. Cảnh cho vay nhỏ lẻ, rải rác theo từng khâu chế biến, xuất khẩu…sẽ không còn nữa.
“Tôi tin rằng nếu triển khai theo hướng này thì người nông dân sẽ không còn phải chịu cảnh bán lúa non, bán lúa giá thấp. Bên cạnh đó, cán bộ ngân hàng cũng không phải sợ cảnh mất vốn do rủi ro thời vụ nữa”.
Song bản thân ông Kiêm cũng nhấn mạnh, “để triển khai được gói tín dụng không thể nhanh trong ngày một ngày hai. Ngân hàng Nhà nước họp bàn cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sau đó, còn họp bàn với ngân hàng thương mại, rồi phải lên các quy định, các chi tiết để cho vay, hướng dẫn cụ thể.
Thùy Liên
-
Lãi tỷ USD từ tiền ảo, nhà đầu tư đứng trước nhiều cạm bẫy -
MB tăng vốn điều lệ lên hơn 61.000 tỷ đồng -
Nhân sự Eximbank biến động trước thềm đại hội cổ đông bất thường -
TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA -
M&A ngân hàng chờ thương vụ “bom tấn” -
Nhà băng sẽ bơm lượng vốn lớn vào nền kinh tế -
LPBank gia nhập "câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ đồng"
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024