
-
Săn cơ hội đầu tư bất động sản sau Tết
-
Vận động 8 trường hợp có quyết định cưỡng chế thu hồi đất thuộc Dự án Champarama Resort & Spa
-
Sôi động thị trường M&A khu công nghiệp
-
Nhận diện thương vụ M&A điển hình thời bất động sản khát vốn -
Chủ tịch Quảng Nam đề nghị tạm dừng đấu thầu các dự án bất động sản mới -
Thị trường bất động sản 2023: Nhà đầu tư vẫn lạc quan -
Lo giá nhà ở xã hội tăng
![]() |
Một dự án nhà giá rẻ mở bán suốt 4 năm nay. Ảnh: HT |
Mở bán lần đầu từ năm 2016, nhưng 448 căn hộ 2-3 phòng ngủ tại một dự án thuộc thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ đến nay vẫn chưa giao dịch hết dù được quảng cáo "giá bán hợp lý". Với giá bán từ 600 triệu đến 1,2 tỷ đồng, hỗ trợ trả góp 15 năm, chủ đầu tư còn tung chương trình chiết khấu xấp xỉ cả trăm triệu đồng, miễn lãi suất 1,5 năm... Tuy nhiên, dự án dù đã bàn giao xong vẫn còn tồn hàng trăm căn hộ.
Một môi giới đang bán hàng tại dự án này cho biết, khách hàng đa số chê xa, không thuận tiện giao thông. "Nhiều khách sau khi đi thăm dự án, cuối cùng lại quyết định mua đất thổ cư bởi với số tiền đó họ có nhiều lựa chọn", môi giới này nói.
Ở Hoài Đức, toà chung cư hơn 500 căn hộ thuộc tổ hợp một dự án mở bán hơn 2 năm cũng vẫn còn gần 200 căn. Gần đây, để bán hàng, một số nhân viên kinh doanh còn quảng cáo dưới dạng bán suất ngoại giao, cắt lỗ nhằm thu hút khách. Các chương trình khuyến mại, tặng nội thất, dịch vụ gần đây cũng được chủ đầu tư tung ra để khôi phục hoạt động bán hàng sau nửa năm giao dịch giảm sút, việc bán hàng vẫn dậm chân tại chỗ.
Không chỉ các căn hộ thương mại, nhiều dự án nhà ở xã hội khu vực vùng ven cũng đối mặt với tình trạng ế ẩm tương tự. Mục tiêu cán đích của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội tại Quốc Oai suốt mấy năm nay cũng liên tục lỡ hẹn dù đã bàn giao cho cư dân về sinh sống được vài năm. Hơn 400 căn hộ có giá bán chưa tới 10 triệu đồng một m2, người mua được vay trả góp nhưng chủ đầu tư phải mở bán gần 20 lần chưa tiêu thụ hết, vẫn còn khoảng một phần tư.
Tương tự, dự án nhà xã hội tại Phú Lãm, Hà Đông bắt đầu mở bán cách đây 5 năm. Với giá bán dưới 15 triệu đồng mỗi m2, mỗi căn hộ tại đây khoảng 670 triệu đồng, song đến nay vẫn còn hàng trăm căn hộ chưa bán hết.
Ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển bất động sản EZ cho rằng, thị trường bất động sản Hà Nội đang có một nghịch lý là nhu cầu với căn hộ giá rẻ vẫn rất lớn, song một số dự án vẫn ế sau nhiều lần mở bán. Theo ông, tình trạng này xuất phát từ việc một số chủ đầu tư chưa tính toán kỹ về phân khúc sản phẩm và giá bán. Ông cho rằng hiện quỹ đất thổ cư lớn nên mức giá bán như trên khó hấp dẫn được người mua.
"Những dự án ở xa trung tâm, nếu xây nhà chung cư và giá bán không tính toán kỹ để cạnh tranh được với đất thổ cư sẽ rất khó cán đích. Hạ tầng những khu vực này còn hạn chế, việc đưa ra một mức giá và sản phẩm để khách hàng làm việc trong nội thành chấp nhận mua xa và xuống tiền sẽ càng khó hơn ", ông Toản nói. Do đó, chuyên gia này cho rằng một số dự án nhà ở xã hội đang rục rịch hoặc mới triển khai ở địa bàn Thanh Trì, Mê Linh... với giá bán 8-10 triệu đồng mỗi m2 cũng có thể sẽ gặp thách thức tương tự.

-
Náo nhiệt cuộc săn quỹ đất -
Giải mã sức “đề kháng” tốt của chung cư, đất nền -
Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ ra sao sau dịch Covid-19? -
"Sức khỏe" doanh nghiệp địa ốc quý I/2020 -
Vụ kiện giữa CTCP Bách Đạt An và CTCP Hoàng Nhất Nam: Tòa cấp cao giữ nguyên kết quả phiên sơ thẩm -
Cơ hội của bất động sản vừa túi tiền -
3 lý do để tin thị trường bất động sản sớm phục hồi
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)