
-
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động
-
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới?
-
Doanh nghiệp môi giới bất động sản oằn mình trước áp lực ký quỹ, giữ chỗ -
TP.HCM gỡ vướng 17 dự án kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư -
Tránh xung đột lợi ích trong mô hình bất động sản “livehouse” -
Khu Đông Bắc TP.HCM: “Toạ độ vàng” hút dòng tiền đầu tư sau sáp nhập
Không vướng vì quy định chiều cao công trình hay mật độ dân cư, thì cũng rất khó để có sự đồng thuận của toàn bộ hộ dân.
![]() |
Hà Nội đứng đầu cả nước về số nhà chung cư cũ với 1.579 khối, chiếm 63% tổng số nhà chung cư cũ. |
Hà Nội vào mùa những cơn mưa hè xối xả, là lúc khoảng 60 hộ dân sống tại tầng 1, Khu tập thể 3 tầng “chờ sập”, đường Lê Hồng Phong, quận Hà Đông (Hà Nội) sống trong thấp thỏm lo âu và chẳng thể sâu giấc về đêm. Họ từng bị ám ảnh với cảnh tượng đồ đạc nổi bồng bềnh trên mặt nước giữa đêm khi cơn mưa lớn ập tới hồi những năm 2015-2016.
Sống trong căn hộ 55 m2 tại dãy B của Khu tập thể 3 tầng đến gần 30 năm, ông Trần Văn Mật cho biết, ngập úng nơi đây xảy ra như cơm bữa, có chỗ ngập đến cả 1 m vì cốt nền khu tập thể thấp hơn nhiều so với cốt nền đường.
Về chủ trương xây dựng mới Khu tập thể 3 tầng thì các hộ dân nơi đây đều ủng hộ, nhưng để phương án đền bù thỏa lòng toàn bộ chủ 193 căn hộ ở cả 4 dãy nhà A, B, C, D của khu tập thể quả thực rất khó.
“Chắc (chúng tôi) phải đợi Trung ương đồng ý cho TP. Hà Nội áp dụng cơ chế thí điểm không cần đến sự đồng thuận 100% các hộ dân, mà chỉ dừng ở mức 80-90% thì may ra mới có thể sớm triển khai dự án”, ông Mật nói.
Trên thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp dòm ngó và có ý tưởng cải tạo Khu tập thể 3 tầng, bởi khu vực này nằm trên “đất vàng” ngay ngã 3 giao giữa trục đường Lê Hồng Phong và đường Lê Lợi, cách trục đường chính Quang Trung vài phút di chuyển.
Các bước chuẩn bị triển khai dự án xây dựng mới Khu tập thể 3 tầng tại Hà Đông có khá khẩm hơn so với các khu tập thể tại nội thành Hà Nội, do không vướng phải quy định cứng về chiều cao công trình và mật độ dân cư như 4 quận nội thành (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa). So với Khu tập thể Nam Đồng (Đống Đa) chỉ mới qua bước khảo sát của doanh nghiệp và đến nay tình hình cải tạo vẫn “im hơi lặng tiếng”, dự án xây dựng mới Khu tập thể 3 tầng đã trải qua các bước khảo sát xã hội học, lấy ý kiến của người dân qua nhiều lần gặp mặt đại diện Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai - đơn vị đề xuất ý tưởng xây dựng mới Khu tập thể 3 tầng.
Dự án cũng trải qua các bước lập quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500, được UBND TP. Hà Nội phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị S4 tại các ô quy hoạch 5-1, 11-2, tỷ lệ 1/5.000 để thực hiện dự án.
Tuy nhiên, dự án chưa thể bấm nút triển khai là vì chưa có sự đồng thuận của 100% hộ dân, hiện còn 13 chủ căn hộ chưa hài lòng với phương án mà đơn vị đề xuất dự án đưa ra.
Theo Bộ Xây dựng, cả nước có 2.500 khối nhà chung cư cũ (tương đương hơn 3 triệu m2 sàn) được xây dựng từ trước năm 1994, với hơn 100.000 hộ dân đang sinh sống. Trong đó, Hà Nội đứng đầu cả nước về số nhà chung cư cũ với 1.579 khối, chiếm 63% tổng số nhà chung cư cũ.
Cơ quan chức năng và chính quyền địa phương thực hiện việc kiểm định được 600/2.500 nhà chung cư hư hỏng nặng, nguy hiểm - cấp C, D (chiếm khoảng 25%) tập trung chủ yếu tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, trong đó Hà Nội có 179 nhà chung cư.
Tròn 1 năm trước, trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội (tháng 6/2019), Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, Bộ Xây dựng đề xuất bổ sung chính sách nhằm hài hòa lợi ích giữa các bên trong cải tạo chung cư cũ, trước mắt sẽ thí điểm cơ chế đặc thù tại Hà Nội và TP.HCM.
Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã xây dựng dự thảo Đề án Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn TP. Hà Nội, trong đó nêu rõ những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện cải tạo xây dựng lại nhà chung cư cũ, đồng thời đề xuất một số giải pháp về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ.
Theo đó, Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép được chủ động quyết định việc điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc (tầng cao, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, mật độ dân số) tại 4 quận nội thành thuộc khu vực nội đô lịch sử, thay vì phải báo cáo được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Ngoài ra, kiến nghị cho phép quy định tỷ lệ khoảng 70% chủ sở hữu nhà chung cư không phải cấp D nhất trí là được thực hiện cải tạo, xây dựng lại thay vì 100% như quy định hiện hành.
-
Bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán The Felix - căn hộ hạnh phúc, vừa chạm nhu cầu vừa sinh lãi “kép” -
Bình Định yêu cầu chủ đầu tư Khu công nghiệp Hòa Hội hoàn thiện hạ tầng -
Asia Vibe: Điểm đến mới bừng sáng tại trung tâm Móng Cái -
Sunshine Group livestream đặt giá căn hộ vào 1/7 chỉ với giá khởi điểm bằng 50% giá thị trường -
Smart Living - chuẩn sống đô thị hiện đại tại The Ninety Complex -
Hà Nội có thêm 463 căn nhà ở xã hội tại huyện Hoài Đức -
“Điểm mặt” dự án chung cư phía Nam chuẩn bị mở bán
-
1 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm
-
2 Thuế nhập khẩu ô tô lớn từ Mỹ về 0%, giá xe biến động ra sao
-
3 Sơn Hải đề xuất đầu tư hoàn chỉnh cao tốc Bắc Nam, đoạn Quảng Ngãi - Dầu Giây
-
4 Chung cư, đất nền đạt đỉnh, nhà đầu tư chùn tay
-
5 Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Đà Nẵng: Cảnh báo tình trạng cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”