
-
Đón đầu hạ tầng, Masterise Homes cùng các dự án phát triển theo định hướng TOD
-
TP.HCM: Nhà liền thổ ngày càng khan hiếm
-
Đà Nẵng: Nhiều dự án bất động sản triển khai đồng loạt
-
Thị trường biến động, bất động sản cao cấp tiếp tục tăng giá mạnh -
Giới thượng lưu săn tìm nhà ở thấp tầng giữa “cơn khát” dự án mới -
Nhà đầu tư chạy đua chốt đơn quỹ căn thấp tầng cuối cùng tại Vinhomes Global Gate -
Không gian mua sắm dành riêng cho giới nhà giàu: “Gà đẻ trứng vàng” hút giới đầu tư
UBND TP. Hà Nội vừa có công văn Công văn số 1489/UBND-ĐT về giải pháp tháo gỡ một số vướng mắc liên quan đến thủ tục quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp thuộc khu vực ngoài phạm vi phát triển đô thị trên địa bàn Thành phố.
![]() |
Hà Nội hiện có 70 cụm công nghiệp đang hoạt động (Ảnh minh họa) |
Công văn cho biết, sau khi nhận được văn bản báo cáo giải pháp tháo gỡ một số vướng mắc liên quan đến thủ tục quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp thuộc khu vực ngoài phạm vi phát triển đô thị trên địa bàn Thành phố, UBND TP. Hà Nội đồng ý nguyên tắc phân loại và giải quyết thủ tục quy hoạch 3 trường hợp cụm công nghiệp theo báo cáo, đề xuất của Sở Quy hoạch - Kiến trúc.
Cụ thể, trường hợp 1 (có đủ 2 điều kiện), cụm công nghiệp có trong quy hoạch xây dựng (quy hoạch thô thị) và có trong quy hoạch phát triển cụm công nghiệp TP Hà Nội. Trong trường hợp này Thành phố giao UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt quy hoạch chi tiết và lấy ý kiến thống nhất của Sở Quy hoạch - Kiến trúc.
Trường hợp 2 (có 1 trong 2 điều kiện), cụm công nghiệp có trong quy hoạch (quy hoạch đô thị) nhưng không có trong quy hoạch phát triển cụm công nghiệp TP. Hà Nội hoặc ngược lại. Trong trường hợp này Thành phố giao Sở Công Thương chủ trì cùng Sở Quy hoạch - Kiến trúc rà soát từng trường hợp cụ thể, báo cáo TP xem xét, quyết định.
Trường hợp 3 (không đáp ứng điều kiện nào), cụm công nghiệp không có trong quy hoạch xây dựng (quy hoạch đô thị) và quy hoạch phát triển cụm công nghiệp TP. Hà Nội. Trường hợp này tạm thời giữ nguyên hiện trạng tồn tại cụm công nghiệp (có thời hạn), từng bước di dời, chuyển đổi chức năng theo Quy hoạch chung Thủ đô được duyệt.
UBND Thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã có liên quan, trên cơ sở xác định, phân loại các cụm công nghiệp theo 3 trường hợp nêu trên, giải quyết thủ tục quy hoạch, đầu tư, đất đai theo chức năng và thẩm quyền, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
Hà Nội hiện có 70 cụm công nghiệp đang hoạt động, được hình thành trước khi Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp có hiệu lực. Trong số này có 3 cụm công nghiệp tập trung gồm cụm công nghiệp Chương Mỹ rộng 50ha; cụm công nghiệp Sơn Tây rộng 70ha; cụm công nghiệp Phúc Thọ rộng 55ha.
Tổng diện tích các cụm công nghiệp theo hiện trạng là 1.330ha, đã thu hút được 3.864 hộ, doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, kinh doanh với khoảng 57.255 lao động, tổng vốn đăng ký đầu tư là 7.400 tỷ đồng, tổng doanh thu gần 7.000 tỷ đồng.
-
Vingroup khởi công khu đô thị lấn biển Cần Giờ ngày 19/4 -
Tại sao nên chọn mua bất động sản trong khu đô thị? -
Dễ dàng sở hữu căn hộ cao cấp Newtown Diamond với loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn -
Nghệ An giao hơn 54.000 m2 đất thực hiện dự án Khu đô thị ven sông Vinh -
Thành phố Thủy Nguyên sắp có đô thị lễ hội cao cấp -
UBND TP.HCM đề xuất thu hồi hơn 230 ha đất để đầu tư 10 dự án -
Cư dân “trúng độc đắc” nhờ chớp cơ hội kinh doanh chắc thắng tại dự án Vinhomes
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội
-
Decentro hợp tác cùng DigiAlly tăng cường sự hiện diện tại Đông Nam Á