
-
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động
-
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới?
-
Doanh nghiệp môi giới bất động sản oằn mình trước áp lực ký quỹ, giữ chỗ -
TP.HCM gỡ vướng 17 dự án kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư -
Tránh xung đột lợi ích trong mô hình bất động sản “livehouse” -
Khu Đông Bắc TP.HCM: “Toạ độ vàng” hút dòng tiền đầu tư sau sáp nhập
- Dòng vốn bất động sản bước đầu khai thông trở lại
- "Kiến tạo phát triển thị trường song hành cùng kiểm soát rủi ro tài chính, bất động sản"
- Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam: Chưa năm nào nhà thầu xây dựng khủng hoảng như năm nay!
- [Video] Hội thảo "Gỡ vướng địa ốc - thúc đẩy tăng trưởng"
![]() |
Bất động sản lao dốc khiến chất lượng tài sản hệ thống ngân hàng rơi vào khó khăn. Ảnh: Đức Thanh |
Cảnh báo “cỗ xe bên bờ vực”
Khó khăn của thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp đang ngấm dần vào nền kinh tế. Kết quả kinh doanh quý I/2023 của hàng loạt doanh nghiệp kém khả quan, khả năng trả nợ suy yếu, triển vọng lợi nhuận cả năm sút giảm.
Ông Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, thị trường bất động sản nước ta có nguy cơ trở thành ngòi nổ khủng hoảng kinh tế. Bất động sản lao dốc khiến chất lượng tài sản hệ thống ngân hàng rơi vào khó khăn, nếu không xử lý, sẽ lây lan và khi đó rất khó ngăn chặn.
“Thị trường bất động sản chưa đến mức khủng hoảng, nhưng cỗ xe đang dần lao đến bờ vực, cần phải hành động thật nhanh, nếu không, sẽ không phanh kịp. Nói cách khác, giải quyết vấn đề vốn, pháp lý cho thị trường bất động sản là cần thiết, song nhìn ở góc độ lớn hơn, cần có nhóm giải pháp chống khủng hoảng kinh tế diễn ra”, TS. Nghĩa cảnh báo.
Theo nhận định của lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại, các khó khăn của thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp đang tác động tiêu cực đến chất lượng tài sản ngân hàng. Thực tế, nợ xấu tại nhiều ngân hàng đã tăng mạnh cuối năm 2022 cũng như quý I/2023.
Trao đổi với nhà đầu tư mới đây, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank nhận định, thị trường bất động sản thời gian qua tăng trưởng nóng, song chưa đến mức “khủng hoảng hệ thống”. Dù vậy, nợ xấu của ngân hàng đã tăng từ mức 2,19% cuối năm ngoái lên mức 2,6% cuối quý I/2023. Ông Vinh kỳ vọng, các giải pháp của Chính phủ với thị trường trái phiếu, bất động sản sẽ giúp thị trường dần dần thoát khỏi khó khăn.
Bất động sản hiện chiếm 70-90% tài sản thế chấp của ngân hàng. Vì vậy, diễn biến của thị trường bất động sản tác động trực tiếp đến chất lượng tài sản ngân hàng. Thực tế, không chỉ ngân hàng, bất động sản còn liên quan mật thiết đến thị trường chứng khoán, bất động sản. Mối liên hệ mật thiết với tứ giác liên thông này khiến rủi ro bất động sản mang tính truyền dẫn rất cao.
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã ban hành hàng loạt giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Các doanh nghiệp bất động sản cũng tích cực tái cơ cấu. “Doanh nghiệp sẽ cần thêm vài quý nữa để hoàn thành tái cấu trúc, đưa sản phẩm ra thị trường. Nếu lãi suất cho vay hạ nhiệt về dưới 10%/năm và Chính phủ có thêm các giải pháp hỗ trợ, thị trường có thể sẽ ấm trở lại từ cuối năm nay hoặc đầu năm tới”, ông Võ Hồng Thắng, Phó giám đốc Nghiên cứu và Phát triển (R&D) DKRA Group nhận định.
Tránh “cỗ xe” bất động sản rơi xuống vực
Trong các giải pháp để giải cứu thị trường bất động sản, thì tháo gỡ về cơ chế, pháp lý mang tính quyết định. Tuy nhiên, các giải pháp gỡ khó về vốn, lãi suất cũng được doanh nghiệp mong chờ. Theo các doanh nghiệp, khi lãi suất cho vay về dưới 10%/năm, cầu tín dụng bất động sản mới có thể tăng mạnh trở lại. Xu hướng lãi suất giảm đang tác động tích cực tới thị trường bất động sản, song mức giảm chưa như kỳ vọng.


- TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng rất mong chờ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hé dần thêm các cánh cửa để bơm vốn vào bất động sản, như phân loại hệ số rủi ro với các phân khúc bất động sản khác nhau; sửa đổi quy định cho phép ngân hàng thương mại đầu tư nhiều hơn vào trái phiếu doanh nghiệp; giải ngân mạnh gói tín dụng 120.000 tỷ đồng…
Theo TS. Cấn Văn Lực, NHNN đang nghiên cứu sửa đổi Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng theo hướng phân loại phân khúc bất động sản để áp dụng hệ số rủi ro khác nhau. NHNN cũng sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-NHNN về hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng theo hướng mở hơn.
Theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN, việc áp dụng trọng số rủi ro với bất động sản dựa theo tiền, chứ không phải theo mức độ rủi ro của từng phân khúc bất động sản. Điều này khiến doanh nghiệp bất động sản phải chịu trọng số rủi ro cao, làm chi phí vốn trở nên đắt đỏ. Vì vậy, việc phân loại bất động sản, đồng thời phân loại trọng số rủi ro sẽ giúp giảm chi phí vốn, từ đó giảm giá thành nhà ở.
“Ngoài ra, Thông tư 16/2021/TT-NHNN hạn chế ngân hàng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Tôi cho rằng, cần sửa đổi Thông tư này theo hướng mở hơn để ngân hàng có thể đầu tư nhiều hơn vào trái phiếu doanh nghiệp, tất nhiên vẫn trên cơ sở đảm bảo an toàn hệ thống”, TS. Cấn Văn Lực nói.
Tính tới cuối quý I/2023, tín dụng bất động sản ước tăng khoảng 3% (cao hơn mức tăng tín dụng chung là 2,06%), chiếm 20-21% tổng dư nợ nền kinh tế. Theo các chuyên gia, tỷ trọng này không phải quá lớn. So với các nước, Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển tín dụng bất động sản, đặc biệt ở phân khúc tín dụng nhà ở, bất động sản khu công nghiệp và các phân khúc còn thiếu cung khác.
Ngoài việc “kích” tín dụng ngân hàng chảy nhiều hơn vào bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, các chuyên gia cũng cho rằng, cần có quỹ riêng để phát triển nhà ở xã hội để huy động nguồn vốn xã hội nhiều hơn vào lĩnh vực này. Hiện gói tín dụng 120.000 tỷ đồng từ nguồn vốn của các ngân hàng thương mại nhà nước đã được triển khai, song lãi suất vẫn còn cao đối với người thu nhập thấp.
-
Khách hàng “xiêu lòng” khi tham dự tiệc trà đậm chất Nhật tại Vinhomes Grand Park -
Sóc Trăng tìm nhà đầu tư dự án khu đô thị mới vốn 3.653 tỷ đồng -
Quảng Nam rà soát tất cả dự án hai bên đường ven biển tại Thị xã Điện Bàn -
Các đại đô thị biển Vinhomes “khoác áo mới” cho đô thị Hà Nội -
Đà Nẵng mở bán tiếp 260 căn hộ chung cư nhà ở xã hội -
Đà Nẵng công bố vùng bảo hộ lấy nước sinh hoạt Nhà máy nước Hòa Liên -
Bất động sản cho thuê khởi sắc, các đại đô thị biển Vinhomes dẫn đầu tính thanh khoản
-
1 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm
-
2 Thuế nhập khẩu ô tô lớn từ Mỹ về 0%, giá xe biến động ra sao
-
3 Sơn Hải đề xuất đầu tư hoàn chỉnh cao tốc Bắc Nam, đoạn Quảng Ngãi - Dầu Giây
-
4 Chung cư, đất nền đạt đỉnh, nhà đầu tư chùn tay
-
5 Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Đà Nẵng: Cảnh báo tình trạng cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”