
-
Đi tìm sản phẩm bất động sản ven biển "ngủ quên" trước thời điểm đảo chiều
-
Tháo gỡ "gọng kìm" cho bất động sản
-
Quảng Nam yêu cầu hạn chế tối đa giao đất nhiều lần trong cùng một dự án
-
Bất động sản Cẩm Phả tăng tốc khi du lịch bứt phá -
Quảng Nam yêu cầu báo cáo khó khăn, vướng mắc về nhà ở xã hội -
Ninh Thuận điều tra, thu thập thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản 2023 -
Giải mã thị trường bất động sản ven biển: Tín hiệu “đảo chiều”
![]() |
. |
Từ Hải Dương vào TP.HCM lập nghiệp với nghề môi giới bất động sản, sau hơn 2 năm rong ruổi khắp các dự án trên địa bàn thành phố, chị Thảo cũng đã tiết kiệm được khoảng hơn 100 triệu đồng. Từ số vốn đó, chị bắt đầu tìm hiểu về mô hình thuê nhà rồi cho thuê lại.
Ban đầu, chị tìm kiếm những nhà nguyên căn với giá từ 20 - 25 triệu đồng/căn tại các quận vùng ven như Gò Vấp, Phú Nhuận, Thủ Đức… để thuê. Sau đó, thỏa thuận với chủ nhà để cơi nới, sửa sang lại, phân thành từng phòng nhỏ, mua sắm trang bị đầy đủ rồi cho thuê lại.
Khách hàng của chị chủ yếu là các cặp vợ chồng trẻ, hoặc sinh viên mới ra trường, hoặc những người đang đi làm ở gần đó, với mức giá thuê từ 5 - 8 triệu đồng/phòng/tháng tùy vào vị trí và diện tích của từng phòng.
“Một căn nhà thường sẽ được chia làm 5 - 6 phòng, nếu nhà cao tầng thì sẽ chia được nhiều hơn. Sau khi trả tiền chủ nhà và các khoản chi phí khác, mỗi tháng tôi cũng để ra được hơn 10 triệu đồng”, chị Thảo nói.
Việc kinh doanh cứ thế đi lên như diều gặp gió, rồi chị bắt đầu mở rộng hệ thống phòng cho thuê của mình vào các quận trung tâm như quận 3, quận 2, quận 10… Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi kể từ đầu năm 2020.
Khi dịch Covid-19 bùng phát, công việc bị đình trệ, nguồn thu chính cũng bị sụt giảm vì không bán được hàng, khách thuê cũng liên tục trả phòng. Cao điểm là vừa qua, một chủ nhà bên quận 10 đã khóa cửa nhà, không cho thuê nữa vì chị đã vi phạm hợp đồng, đóng trễ tiền nhà quá 7 ngày. Không những thế, chủ nhà này cũng tuyên bố sẽ không trả lại số tiền 50 triệu đồng mà chị đã đặt cọc trước đó.
“Tôi ký hợp đồng thuê nhà với chủ nhà có thời hạn là 2 năm, tiền thuê mỗi tháng là 22 triệu đồng, tiền đặt cọc là 50 triệu đồng. Theo đúng hợp đồng, khi hết hạn hợp đồng, trả nhà thì tôi sẽ nhận lại số tiền cọc. Tuy nhiên, chỉ vì chậm thanh toán mấy ngày mà chủ nhà lấy lại nhà và không trả lại tiền cọc”, chị Thảo nói.
Cũng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, ông Toàn, một nhà đầu tư có phòng cho thuê tại quận 3 cho biết, khách thuê phòng của ông chủ yếu là nhân viên văn phòng và sinh viên, nhưng nay phần lớn đều đã về quê vì chưa phải đi học và không phải đi làm. Một số xin nợ tiền nhà hoặc giảm để cân đối cuộc sống. Theo đó, doanh thu từ những phòng trọ này mỗi tháng cũng bị sụt giảm đáng kể. Trong khi, mỗi tháng ông vẫn phải trả khoản nợ vay ngân hàng kéo dài đến năm 2030 mới hết.
“Trước đây, tiền khách thuê trọ hàng tháng đủ để trả lãi ngân hàng nhưng từ tháng 2 trở lại đây tôi phải chạy vạy xoay tiền trả nợ”, ông Toàn nói và cho biết thêm, trong thời điểm hiện tại, mình vẫn có việc làm, vẫn có nguồn thu là tốt rồi.
Phải thừa nhận rằng, dịch Covid-19 đã tác động rất mạnh đến hoạt động kinh doanh của nhiều ngành nghề và mảng đầu tư kinh doanh bất động sản cho thuê cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Từ đầu năm 2020 cho đến nay, doanh số cho thuê hàng tháng bị sụt giảm khoảng 50%, nhưng nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, thì người kinh doanh mảng này có thể thất thu đến 70 - 80%.
Anh Quang, một nhà đầu tư cho thuê căn hộ tại quận 2 lại dở khóc dở cười với vị “thượng đế” ngoại quốc của mình. Nguyên do bởi, sau khi ở được một thời gian, khách hàng này không đóng tiền nhà, tiền điện nước, mà lại phá hoại nhiều tài sản khác.
Theo anh Quang, cuối tháng 10/2018, anh ký hợp đồng cho thuê căn hộ với một vị khách nước ngoài, thời gian là 2 năm, giá thuê mỗi tháng là 15 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Âm lịch thì không thấy vị khách này quay lại nữa, tiền nhà mấy tháng cũng không thấy chuyển khoản qua thẻ, gọi điện cũng không liên lạc được.
Lúc này anh mới gọi thợ vào mở khóa thì thấy mọi thứ trong phòng đều bị hư hỏng và nằm tứ tung như máy lạnh bị tháo tung tóe, đồ đạc vứt ngổn ngang trong nhà, đường ống thoát nước thì bị tắc… khiến anh không khỏi ngỡ ngàng.
“Mặc dù tiền cọc mình vẫn cầm, nhưng với những hỏng hóc như thế thì việc sửa lại cũng chưa chắc đã đủ. Thậm chí, còn rất mất công và mất thời gian. Bởi đặc thù của chung cư không giống như nhà phố hay nhà dưới đất. Phải sửa chữa vào giờ mọi người đi làm, tránh ngày cuối tuần…”, anh Quang nói và cho biết thêm, tưởng rằng kênh đầu tư này là chắc chắn và an toàn, nhưng khi bắt tay vào việc thì mới thấy không hề dễ dàng.
-
Chi Hội môi giới bất động sản tại Đà Nẵng tổ chức Gala tổng kết năm 2017 -
Đất Xanh Miền Trung cán mốc 275 tỷ lợi nhuận -
Điểm cộng cho chủ đầu tư có lối đi riêng -
Coi chừng sập “bẫy” đất nền -
Giá bất động sản năm 2018 khó tăng đột biến -
Bất động sản Đà Nẵng: Sôi động nhưng rủi ro luôn rình rập -
Thị trường bất động sản: Condotel sẽ vẫn sống khỏe
-
Sữa chua Vinamilk tính đường tham gia “miếng bánh thị trường” tỷ đô tại Trung Quốc
-
Khai mạc Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2023 tại Bình Dương
-
Lý do nên tham gia các khóa học SEO nâng cao
-
Marriott Bonvoy ra mắt 3 khu nghỉ dưỡng mới tại Nha Trang, Đà Nẵng và Hội An
-
Acuity Funding hỗ trợ 450 triệu USD vào hai dự án tại Bà Rịa - Vũng Tàu và Vĩnh Long
-
Chiến lược cạnh tranh trên thị trường đồ gia dụng, thiết bị nhà bếp "màu mỡ"