
-
“Sóng” đầu tư nước ngoài vào bất động sản nghỉ dưỡng miền Bắc
-
Đất nền khu vực Đông Anh (Hà Nội) đang chững lại
-
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự -
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng -
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản -
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động
![]() |
Việc sáp nhập địa phương, đặc biệt là TP.HCM với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu mở ra không gian phát triển mới cho bất động sản |
Động lực tích cực với thị trường
Việc sáp nhập tỉnh, thành phố giúp quỹ đất của Công ty cổ phần Bất động sản Phát Đạt “nở” ra nhiều. Ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT Phát Đạt cho biết, triển vọng của Công ty đang được nâng cao khi Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu sáp nhập TP.HCM thành siêu đô thị - trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.
Sự sáp nhập này được kỳ vọng sẽ mang lại lợi thế vượt trội cho Phát Đạt khi công ty sở hữu quỹ đất lớn, cùng nhiều dự án đang triển khai tại khu vực này. Với quỹ đất hiện nay, Phát Đạt sẽ tập trung phát triển phân khúc cao tầng tại Bình Dương (cũ) và phân khúc trung - cao cấp như condotel, villa… tại Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ).
Ông Đạt nhấn mạnh, Công ty sẽ đẩy mạnh hoạt động bán hàng, mang về dòng tiền lớn trong năm nay thông qua các dự án trọng điểm như Quy Nhơn Iconic, Khu nhà ở phức hợp cao tầng Thuận An 1 & 2 (Bình Dương), Khu phức hợp nghỉ dưỡng tại Côn Đảo, Khu phức hợp thương mại dịch vụ Serenity Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu), Khu du lịch Bến Thành - Long Hải, Khu phức hợp thương mại dịch vụ Như Nguyệt (Đà Nẵng)…
Trong báo cáo chuyên đề ngành vừa phát hành, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đánh giá, một số doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ việc sáp nhập như Taseco Land (TAL), Hodeco (HDC), Kinh Bắc City (KBC), IDICO (IDC), Phước Hòa (PHR), Saigon VRG (SIP)... nhờ sở hữu các dự án đã hoàn thành cơ bản khâu pháp lý, có cơ sở triển khai xây dựng mà không cần chờ điều chỉnh quy hoạch mới.
Theo VCBS, sau sáp nhập, các địa phương sẽ có điều kiện thuận lợi để chủ động quy hoạch, định hướng phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, tạo động lực thu hút vốn và thúc đẩy tăng trưởng. Những điều kiện này được hỗ trợ bởi quy mô diện tích và dân số lớn hơn; nguồn lực ngân sách tốt hơn; các địa phương trở nên đa dạng hơn về địa hình phát triển kinh tế như biển, đồng bằng, miền núi.
VCBS cho rằng, những sự thay đổi này sẽ dẫn tới các điều kiện tốt hơn về quỹ đất và không gian phát triển cho các đô thị lớn, dự án công nghiệp quy mô, khả năng tập trung phát triển các ngành kinh tế trọng điểm.
Về dài hạn, việc sáp nhập tỉnh, thành phố mang đến những động lực tích cực cho thị trường bất động sản nhờ hiệu quả từ tinh gọn bộ máy quản lý, ngân sách chủ động hơn, vị trí địa lý được khai thác hiệu quả và hạ tầng liên kết được tăng cường, góp phần phát triển kinh tế và đô thị.
Bất động sản công nghiệp và nghỉ dưỡng hưởng lợi
Ông Võ Hồng Thắng, Phó tổng giám đốc phụ trách mảng DKRA Consulting (thuộc DKRA Group) cho biết, sau sáp nhập, quy hoạch vùng biển Vũng Tàu - Cần Giờ - Long Hải - Hồ Tràm sẽ đồng bộ hơn, thúc đẩy du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Dòng khách từ TP.HCM sẽ dễ dàng tiếp cận nhờ hạ tầng giao thông liên vùng như cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc Long Thành - Dầu Giây mở rộng, đường ven biển kết nối liên tỉnh.
Các phân khúc đang được kỳ vọng phát triển mạnh gồm resort, condotel cao cấp, biệt thự nghỉ dưỡng và các dự án ven biển có pháp lý lâu dài. Khu vực sẽ được hâm nóng tới đây là Hồ Tràm, Bình Châu, Long Hải, Vũng Tàu. Đáng lưu ý, phân khúc căn hộ bình dân - trung cấp ở khu vực vệ tinh sẽ đi vào quỹ đạo phát triển bền vững nhờ nhu cầu ở thực luôn cao. Sau sáp nhập, pháp lý dự án có thể được đơn giản hóa, mở đường cho nguồn cung mới.


Với bất động sản khu công nghiệp, các chuyên gia đánh giá đây tiếp tục là phân khúc sáng nhất. Lý do là sau sáp nhập, chuỗi cung ứng - sản xuất giữa 3 địa phương sẽ được hợp nhất, tạo nên một vùng công nghiệp - logistics liên hoàn với quy mô rất lớn.
Trong đó, Bình Dương đã có nền tảng công nghiệp mạnh (VSIP, Sóng Thần, Mỹ Phước…), Bà Rịa - Vũng Tàu có cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, lợi thế về hậu cần và xuất khẩu. Còn TP.HCM sẽ chuyển dần các khu công nghiệp nội đô ra vùng ven, kéo theo nhu cầu lớn về đất khu công nghiệp ở rìa thành phố và giáp ranh các tỉnh.
Ông Lê Văn Thinh, Trưởng ban Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (HEPZA) cho biết, việc sáp nhập Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và TP.HCM hình thành nên siêu đô thị mới, với nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội vượt trội so với từng địa phương riêng lẻ. Do đó, trong giai đoạn 2025 - 2030, HEPZA đặt mục tiêu thu hút đầu tư đạt 20 - 21 tỷ USD; suất đầu tư bình quân thu hút đạt từ 8 đến 10 triệu USD/ha; giải ngân 70% tổng vốn đầu tư đăng ký theo tiến độ.
Đồng thời, quy hoạch phân khu đất khu chế xuất, công nghiệp từ 13.000 ha đến 13.300 ha; đất khu chế xuất, công nghiệp đủ điều kiện cho thuê từ 6.500 ha đến 6.800 ha; phát triển 4 - 5 khu chế xuất thành doanh nghiệp sinh thái; xây dựng, hoàn thành và triển khai Đề án chuyển đổi thí điểm 5 - 6 khu chế xuất, khu công nghiệp…
Theo ông Thinh, việc triển khai hiệu quả các nghị quyết đột phá của Trung ương sẽ tạo động lực khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng, tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình khu chế xuất, công nghiệp theo hướng đổi mới sáng tạo, công nghệ cao, kinh tế tuần hoàn, công nghệ xanh và công nghệ số; thu hút đầu tư những dự án có quy mô lớn, giá trị gia tăng cao và tác động lan tỏa mạnh mẽ.
Đặc biệt, việc mở rộng không gian phát triển khu công nghiệp, xây dựng mới một số khu công nghiệp công nghệ cao, cùng kết cấu hạ tầng hiện đại, gắn với khu đô thị công nghiệp tích hợp đầy đủ tiện ích xã hội sẽ tạo ra môi trường sống và làm việc đạt chuẩn quốc tế, nhằm thu hút chuyên gia, nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước.
-
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự -
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng -
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản -
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động -
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới? -
Doanh nghiệp môi giới bất động sản oằn mình trước áp lực ký quỹ, giữ chỗ -
TP.HCM gỡ vướng 17 dự án kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư
-
1 Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
2 80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
3 Khởi công Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú vốn 8.407,8 tỷ đồng vào ngày 19/8/2025
-
4 Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025
-
5 Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Yingfa Ruineng hướng tới dẫn đầu ngành quang điện thông qua tính bền vững
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới