-
Dự án Khu đô thị kiểu mẫu tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc: Đang tìm căn cứ để gỡ pháp lý -
Diêm Điền Riverside hưởng lợi lớn từ sóng đầu tư quốc tế vào Thái Bình -
Bình Định: Khởi công nhà ở xã hội quy mô hơn 830 căn hộ -
Cuộc đua săn tìm nhà liền thổ “3 trong 1” ở miền Trung -
Đấu giá thành công, TTC Land chính thức sở hữu 100% dự án Cù Lao Tân Vạn -
Triển vọng nào cho các nhà đầu tư vào Dự án Diêm Điền Riverside? -
Tình cảnh doanh số trái ngược trong phân khúc A: Xe xăng tụt dốc “thê thảm”, xe điện dẫn đầu thị trường
Do nơi tái định cư quá xa trung tâm thành phố, nên người dân không chấp thuận di dời đi nơi khác, dù họ đều nhất trí chủ trương sửa chữa lại chung cư cũ. |
Vẫn mối lo cũ
Sốt ruột vì tiến độ di dời, sửa chữa chung cư cũ quá chậm, mới đây, bà Võ Thị Dung, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM đã có buổi giám sát tiến độ thực hiện cải tạo, sửa chữa chung cư cũ tại quận Tân Bình.
Báo cáo lãnh đạo Thành phố, ông Châu Văn La, Chủ tịch UBND quận Tân Bình cho biết, trên địa bàn quận hiện có 65 chung cư cũ. Việc sửa chữa, cải tạo, xây mới chung cư cũ đã có từ năm 2010, nhưng tới năm 2015, quận mới thực hiện xây dựng và tạo quỹ nhà tái định cư cho một chung cư có quy mô 137 căn. Từ năm 2015 tới 2020, quận mới mời thầu tháo dỡ và tìm chỗ tái định cư cho 3 chung cư cũ, các chung cư còn lại chưa có giải pháp.
Trên toàn địa bàn TP.HCM, việc thực hiện kế hoạch tới năm 2020 phải di dời, sửa chữa một nửa trong số 474 chung cư cũ diễn ra rất chậm. Báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM mới đây cho thấy, dù chỉ còn 1 năm nữa là phải hoàn thành nhiệm vụ này, nhưng Thành phố hiện mới di dời được 32 chung cư cũ, còn 15 chung cư cũ thuộc diện có thể sập bất cứ lúc nào và cần di dời gấp người dân.
Là một trong những chung cư được TP.HCM xếp vào diện di dời khẩn cấp, chung cư Nguyễn Đình Chiểu (quận 3) được xây dựng trước năm 1975, với chưa đầy 100 căn hộ. Lo cho sự an toàn của mình, nhiều gia đình đã bỏ đi nơi khác, song vẫn còn hơn 60 hộ cố thủ lại để chờ được bồi thường... Họ đã đợi hơn 10 năm, mà vẫn chưa có chủ đầu tư nào chịu về đây xây dựng lại chung cư có 2 mặt tiền này, bởi diện tích đất quá nhỏ.
Chung cư Thanh Đa hiện còn 8 lô với gần 2.000 căn hộ được xây trước năm 1975. Hầu hết sắt thép kết cấu tường của các tòa nhà đã han gỉ và lộ ra bên trong các bờ tường bong tróc. Dù UBND quận Bình Thạnh đưa ra chính sách cấp ngay 2 căn hộ chung cư có diện tích trên 50 m2 tại khu tái định cư trên địa bàn quận với hộ dân chịu di dời, nhưng người dân vẫn không chấp thuận...
Hé lộ hướng đi mới
Một doanh nghiệp từng làm chủ đầu tư một dự án di dời chung cư cũ tại quận 1 cho rằng, với các chỉ tiêu quy hoạch như hiện nay, đầu tư cải tạo chung cư cũ như trò đánh cược, nên ai cũng ngại và bỏ cuộc. Chẳng hạn, chung cư 155-157 Bùi Viện có chỉ tiêu quy hoạch mật độ xây dựng ban đầu là 100%, nhưng giờ rút còn 75%. Một số chung cư đã di dời hàng chục năm, song nhà đầu tư muốn tham gia cải tạo phải trả số tiền hỗ trợ tạm cư cho cư dân lên đến hàng chục tỷ đồng...
Ngày 20/6/2019, Tập đoàn Novaland đã có văn bản gửi UBND quận 1 đề nghị cho phép xây dựng chung cư mới thay thế chung cư cũ tại số 155-157 Bùi Viện. Novaland cam kết thực hiện đầy đủ thủ tục, hồ sơ theo quy định, đảm bảo 100% hộ dân trong diện di dời nếu có nhu cầu tái định cư tại chỗ sẽ được bố trí chỗ ở tại các dự án đến khi việc xây dựng dự án mới hoàn thành.
“Tập đoàn hiện có hơn 1.000 căn hộ tại phường Cô Giang (quận 1) và nhiều quỹ nhà khác tại quận 2, 4, 9, Tân Phú… Đây là ưu điểm để Novaland đề nghị được tham gia xây dựng chung cư thay thế chung cư cũ tại 155-157 Bùi Viện”, đại diện Novaland nói.
Năm 2017, Novaland đã di dời thành công người dân sống tại chung cư Cô Giang (quận 1) để có quỹ đất triển khai dự án có quy mô hơn 1.000 căn hộ.
Cách làm của Novaland đã hé lộ hướng giải quyết mới trong bài toán khó giải lâu nay của TP.HCM. Đó là các doanh nghiệp bất động sản có thể hỗ trợ người dân di dời về các dự án chung cư mà mình đã xây dựng trên địa bàn Thành phố. Theo đó, người dân có thể an tâm về chất lượng và vị trí căn hộ và đồng ý di dời.
Nơi tái định cư quá xa trung tâm thành phố.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM
Chính quyền địa phương và doanh nghiệp muốn người dân di dời về nơi tái định cư, nhưng những nơi này quá xa trung tâm Thành phố và không đưa ra được giải pháp an sinh cho người dân. Đây là nguyên nhân khiến người dân không chấp thuận di dời đi nơi khác, dù họ đều nhất trí chủ trương sửa chữa lại chung cư cũ.
-
TP.HCM lấy ý kiến người dân về thiết kế mở rộng trụ sở HĐND và UBND -
Lotte sắp khởi công siêu dự án Eco Smart City 20.000 tỷ đồng tại TP.HCM -
Đầu tư Condotel: Tiến độ dự án đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư -
Trải nghiệm giá trị sống xanh tại Dahlia Homes - liền kề Hoa Thược Dược -
"Chốt" phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, khu vực Tân Bình - Tân Phú hưởng lợi -
Bất động sản Phan Thiết: Dự cảm làn sóng mới -
Vinhomes Star City - Dự án tầm cỡ của Vingroup tại xứ Thanh
- Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
- SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
- Xuân Quê Hương 2025 - Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước
- KONE trúng thầu cung cấp thang máy và giải pháp lưu chuyển cho dự án tại Sihanoukville, Campuchia
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng