
-
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng
-
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động -
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới? -
Doanh nghiệp môi giới bất động sản oằn mình trước áp lực ký quỹ, giữ chỗ -
TP.HCM gỡ vướng 17 dự án kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư
Mới đây, Nghị định số 192/2025/NĐ-CP đã được ban hành nhằm quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị quyết số 201/2025/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 đến 31/5/2030.
Đáng chú ý, Nghị định 192 đã thắt chặt việc kiểm soát, kiểm tra, phòng ngừa sơ hở, tham nhũng, tiêu cực, trục lợi chính sách nhà ở xã hội.
Cụ thể, chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Nghị quyết số 201 hoặc Nghị định 192 thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính. Thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
Thanh tra Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ được giao tổ chức thực hiện, theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 201 và Nghị định 192. Kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, trục lợi chính sách. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng phạm vi, thẩm quyền và quy định của pháp luật.
![]() |
Những doanh nghiệp từng có kinh nghiệm làm dự án nhà ở xã hội sẽ được ưu tiên lựa chọn. Ảnh: Thanh Vũ. |
Ngoài ra, Nghị định 192 đã nêu rõ các tiêu chí ưu tiên giao chủ đầu tư trong trường hợp có từ 2 nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án trở lên. Cụ thể, việc giao chủ đầu tư sẽ được xác định theo thứ tự ưu tiên lần lượt như sau:
Đầu tiên và quan trọng nhất là tiêu chí về năng lực tài chính. Nhà đầu tư có vốn chủ sở hữu phân bổ cho dự án theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản cao hơn sẽ được ưu tiên. Trường hợp nhà đầu tư liên danh, việc xác định năng lực tài chính sẽ dựa theo tổng vốn chủ sở hữu phân bổ cho dự án của các thành viên trong liên danh.
Kế tiếp là tiêu chí về kinh nghiệm. Nhà đầu tư sẽ được ưu tiên nếu đã từng làm chủ đầu tư, hoàn thành nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà ở với quy mô sử dụng đất và tổng mức đầu tư tương đương hoặc lớn hơn. Trường hợp nhà đầu tư liên danh thì xác định tiêu chí về kinh nghiệm theo nhà đầu tư được liên danh đề xuất làm chủ đầu tư.
Ở tiêu chí cuối cùng, việc giao chủ đầu tư sẽ ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Song hành với đó, chủ đầu tư vẫn phải đảm bảo các điều kiện đối với tổ chức kinh doanh bất động sản theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 của Luật Kinh doanh bất động sản 2023.
Theo đó, doanh nghiệp sẽ phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha, không thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên và phải bảo đảm khả năng huy động vốn để thực hiện dự án đầu tư…
Ngoài ra, tại Điều 11, các thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đã được rút gọn đáng kể, tránh sự chồng chéo. Ví dụ, thủ tục về bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc xuất trình các văn bản này tại thời điểm trình hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
Ngoài ra, thủ tục thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy sẽ được lồng ghép trong thủ tục cấp giấy phép xây dựng theo tinh thần của Nghị quyết 201.
Bên cạnh đó, nghị định đã hướng dẫn chi tiết về việc giao chủ đầu tư không thông qua đấu thầu đối với dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư. Đồng thời, việc giao chủ đầu tư đối với trường hợp dự án chưa được chấp thuận chủ trương cũng đã được nêu rõ cách thức, quy trình.
Một “cơ hội” mới cũng đang mở ra đối với các đơn vị kiến trúc, tư vấn thiết kế khi nghị định đã đề cập tới việc áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với dự án nhà ở xã hội. Theo đó, căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, UBND cấp tỉnh sẽ giao kinh phí để Sở Xây dựng tổ chức nghiên cứu, xây dựng, công bố thiết kế mẫu, thiết kế điển hình.
Trong trường hợp khác, Sở Xây dựng có thể lựa chọn việc tiếp nhận thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do tổ chức, cá nhân tài trợ hoặc do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đề xuất đối với nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.
Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Nghị định số 192/2025/NĐ-CP tại đường link này.
-
Kiến trúc đô thị Đà Nẵng từ góc nhìn các dự án bất động sản -
Khởi công và công bố đối tác tư vấn triển khai kinh doanh dự án Happy One Sora -
[Ảnh] Bên trong tòa nhà ở xã hội từng có 1.500 người đăng ký mua -
Bùng nổ doanh số tại sự kiện giới thiệu bộ sưu tập “Dinh thự mặt biển” duy nhất tại Đà Nẵng -
Xu hướng đầu tư bất động sản cao cấp ven sông tại TP.HCM -
Khởi công dự án nghỉ dưỡng Long Thành Hòa Bình Luxury Resort -
Bất động sản dòng tiền trong danh mục “phải có” của giới đầu tư
-
1 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm
-
2 Thuế nhập khẩu ô tô lớn từ Mỹ về 0%, giá xe biến động ra sao
-
3 Sơn Hải đề xuất đầu tư hoàn chỉnh cao tốc Bắc Nam, đoạn Quảng Ngãi - Dầu Giây
-
4 Chung cư, đất nền đạt đỉnh, nhà đầu tư chùn tay
-
5 Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”