
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
![]() |
Ông Donald Trump và bà Kamala Harris. Ảnh: AFP |
Cuộc đua cân sức
Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu ủng hộ cả trên toàn quốc và đặc biệt tại các bang chiến địa sẽ quyết định kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Đến thời điểm này, đã có một số dấu hiệu đáng khích lệ cho bà Harris - ứng cử viên tranh cử tổng thống của đảng Dân chủ, với kết quả thăm dò mới nhất từ ABC News và Ipsos cho thấy bà Harris đã dẫn trước ông Trump với tỷ lệ ủng hộ toàn quốc là 49% - 46%, trong khi kết quả khảo sát của New York Times/Siena được công bố ngày 3/11 cho thấy bà Harris dẫn trước ở 5/7 bang chiến địa.
Tương tự, một cuộc thăm dò của Des Moines Register chỉ ra rằng bà Harris dẫn trước với tỷ lệ 47% - 44% ở Iowa - bang chiến địa chủ chốt mà ông Trump đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử trước đây. Đây có thể là một chiến thắng ngoại lệ, nhưng nó cho thấy bà Harris có thể đang thành công trong nỗ lực tiếp cận cử tri da trắng ở vùng Trung Tây.
Tuy nhiên, lợi thế của bà Harris trong tất cả các cuộc khảo sát đều nằm trong biên độ sai số và một cuộc thăm dò của NBC News được công bố vào ngày 3/11 đã chỉ ra rằng cuộc đua Trump - Harris đang cân sức với tỷ lệ ủng hộ là 49% - 49%.
Cả hai ứng cử viên đều đang vận động như thể cuộc đua vào Nhà Trắng đang ở tình thế ngàn cân treo sợi tóc, theo Bloomberg. Bà Harris đã có bài phát biểu tại một buổi lễ nhà thờ và đang tổ chức một cuộc vận động tranh cử tại Đại học Bang Michigan, trong khi ông Trump chạy đua vận động ở hai bang Pennsylvania và North Carolina trước khi đến Georgia.
Cả hai ứng cử viên tranh cử tổng thống Mỹ đều nhấn mạnh vào các nền tảng kinh tế cạnh tranh của họ, đặc biệt là khi các cuộc thăm dò cho thấy ít nhất một điều đồng thuận rằng nền kinh tế Mỹ vẫn là mối quan tâm hàng đầu của cử tri nước này.
Dữ liệu được công bố vào tuần trước cho thấy nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng khi lạm phát hạ nhiệt và thị trường có thêm việc làm mặc dù với tốc độ chậm hơn dự kiếndo những bão lớn và các cuộc đình công của các thợ kỹ thuật máy bay đã ảnh hưởng đến dữ liệu tăng trưởng việc làm.
"Không nên rời đi"
Tại một cuộc mít tinh ở thị trấn Lititz, bang Pennsylvania, ông Trump đã dành phần lớn bài phát biểu của mình để ám chỉ mà không đưa ra bằng chứng rằng hệ thống bầu cử, các công ty thăm dò ý kiến và phương tiện truyền thông đã “tham nhũng” và âm mưu chống lại chiến dịch của ông. Đây là tín hiệu mới nhất cho thấy cựu Tổng thống Mỹ đang chuẩn bị phản đối kết quả bầu cử nếu ông không thắng cử lần này.
Ông Trump còn ám chỉ rằng ông không nên rời Nhà Trắng sau khi thua đối thủ Joe Biden trong cuộc bầu cử năm 2020.
"Thành thật mà nói, tôi không nên rời đi", ôngTrump nói. "Chúng tôi đã làm rất tốt", cựu Tổng thống Mỹ khẳng định.
Ông Trump đã dành nhiều thời gian để lên án việc bỏ phiếu sớm, ngay cả khi các cố vấn của ông chỉ ra rằng tỷ lệ cử tri Cộng hòa đi bỏ phiếu sớm cao hơn để cho thấy chiến dịch của ông đang có động lực.
Cựu Tổng thống Mỹ cho rằng việc bỏ phiếu chỉ nên được tổ chức vào ngày bầu cử và kết quả được xác nhận ngay trong đêm đó.
"Mọi người đều sợ nói về điều đó, và sau đó họ cáo buộc bạn là một người theo thuyết âm mưu", ông Trump nói.
Bản thân ông Trump đã nói vào tháng trước rằng ông có ý định bỏ phiếu sớm, sau khi người dẫn chương trình phát thanh Brian Kilmeade gợi ý rằng điều đó có thể là hình mẫu cho những người ủng hộ ông. Nhưng trong những ngày gần đây, các trợ lý của ông Trump đã ám chỉ rằng ông sẽ bỏ phiếu vào ngày bầu cử 5/11.
Theo cựu Tổng thống Mỹ, hệ thống bỏ phiếu bầu cử của nước này tệ hơn so với các nước đang phát triển và các trợ lý chiến dịch hàng đầu của ông cần dành thời gian để lập chiến lược về để giải quyết các thủ tục bầu cử thay vì chi tiêu cho chiến dịch hoặc địa điểm vận động tranh cử.
Trong khi đó, một quan chức chiến dịch của bà Harris phát biểu hôm 3/11 rằng đảng Cộng hòa đang đưa ra một thách thức chắc chắn đối với một vài nghìn lá phiếu ở bang Pennsylvania chỉ để trì hoãn việc kiểm phiếu và củng cố bất kỳ tuyên bố gian lận nào sau đó. Vị này cho biết thêm các lá phiếu có khả năng sẽ được kiểm sau cuộc bầu cử vài ngày.
Bỏ vắc-xin và fluoride?
Trả lời phỏng vấn của NBC News qua điện thoại vào ngày 3/11, ông Trump liên tục từ chối loại bỏ các chính sách y tế gây tranh cãi do Robert F. Kennedy Jr., cựu ứng cử viên tổng thống hiện đã ủng hộ chiến dịch của ông Trump.
Khi được hỏi về tuyên bố của ông Kennedy trên mạng xã hội rằng ông Trump sẽ thúc đẩy việc loại bỏ fluoride - một loại khoáng chất được thêm vào để ngăn ngừa sâu răng - khỏi nguồn cung cấp nước, cựu Tổng thống Mỹ cho biết họ chưa nói về ý tưởng này "nhưng với tôi thì có vẻ ổn".
"Bạn biết đấy, điều đó là có thể", ông Trump nói.
Ông Trump cũng không loại trừ việc cấm một số loại vắc-xin nhất định. Ông Kennedy là người hoài nghi về vắc-xin từ lâu mặc dù có bằng chứng cho thấy các nỗ lực tiêm chủng toàn cầu đã cứu được hàng chục triệu sinh mạng.
"Tôi sẽ đưa ra quyết định, nhưng ông ấy là một người rất tài năng và có quan điểm mạnh mẽ", ông Trump nói thêm.
Kêu gọi sự ủng hộ của cử tri da màu
Nhận thấy ông Trump làm giảm lợi thế của mình với các cử tri da màu, bà Harris đã đến thăm buổi lễ của Nhà thờ Greater Emmanuel Institutional Church of God ở thành phố Detroit, bang Michigan và nói với những người sùng đạo rằng các nhà thờ của người da màu đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy sự tiến bộ của quốc gia.
"Là một quốc gia, chúng ta phải đối mặt với những thách thức thực sự. Chúng ta phải đối mặt với những thách thức thực sự, chúng ta mang gánh nặng thực sự, chúng ta cảm thấy đau đớn thực sự và chúng ta phải nhớ rằng đức tin kết hợp với hành động của chúng ta sẽ mang lại cho chúng ta sức mạnh", bà Harris nói.
Trong khi đó, ông Trump đã nhấn mạnh đến tác động tiêu cực của lạm phát và một số chính sách xã hội tiến bộ của bà Harris, khi ông theo đuổi một liên minh cử tri rộng lớn hơn. Các cuộc thăm dò cho thấy rằng những người đàn ông da màu nói riêng đang ủng hộ ông Trump ở mức cao hơn bất kỳ ứng cử viên nào khác của đảng Cộng hòa trong lịch sử.
Bà Harris đã đề nghị đám đông ủng hộ các giá trị chung bằng cách đi bỏ phiếu. "Chúng ta hãy lật sang trang mới và viết nên chương tiếp theo trong lịch sử của chúng ta", Phó tổng thống Mỹ kêu gọi.
Một quan chức cấp cao trong chiến dịch tranh cử của bà Harris cho biết nhóm này đã triển khai hơn 57.000 ca làm việc tình nguyện vào ngày 2/11 và "gõ cửa" hơn 1,85 triệu ngôi nhà trên khắp các bang chiến địa.
Chiến dịch của bà Harris đã thực hiện phần lớn các hoạt động gõ cửa vào cuối tuần tại bang Pennsylvania, vốn được coi là bang chiến địa quan trọng nhất. Tại đây, họ đã gõ cửa hơn 807.000 ngôi nhà.
Tổ chức các tiệc âm nhạc đêm bầu cử
Bà Harris đang lên kế hoạch cho hai cuộc mít tinh ở Pittsburgh và Philadelphia để kết thúc chiến dịch của mình và sẽ dựa rất nhiều vào những người ủng hộ nổi tiếng để giúp thúc đẩy lượng người tham dự.
Tại Pittsburgh, ca sĩ Katy Perry sẽ dẫn đầu một đội hình cũng bao gồm D-Nice và Andra Day. Tại sự kiện cuối cùng của bà Harris ở Philadelphia, ca sĩ Lady Gaga sẽ là tiêu điểm cho các buổi biểu diễn có sự góp mặt của các nghệ sĩ quê nhà như The Roots và DJ Jazzy Jeff. Hai nhân vật talk-show đình đám là Oprah Winfrey và Ricky Martin cũng dự kiến tham dự.
Tại North Carolina, chiến dịch của bà Harris sẽ tổ chức một buổi hòa nhạc với sự tham gia của ca sĩ kiêm nhạc sĩ James Taylor và các ngôi sao American Idol Fantasia Barrino và Remi Wolf. Còn tại Atlanta, 2 Chainz và Anthony Hamilton sẽ là điểm nhấn cho một sự kiện có sự góp mặt của ca sĩ và dancer da màu Usher.

-
Chủ tịch Fed Jerome Powell: Áp đặt thuế quan làm tăng thất nghiệp, lạm phát cao tại Mỹ
-
Mỹ bắt đầu áp thuế cơ sở 10% đối với tất cả đối tác thương mại
-
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chia sẻ về "cuộc điện đàm rất hiệu quả" với Tổng Bí thư Tô Lâm
-
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ từ ngày 10/4
-
Giới phân tích chỉ ra 2 ưu tiên của Trung Quốc khi ứng phó với thuế quan Mỹ -
WTO cảnh báo tác động từ các biện pháp thuế mới của Mỹ với thương mại toàn cầu -
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước -
Loạt "ông lớn" của Mỹ bị ảnh hưởng khi Tổng thống Trump áp thuế -
Mỹ áp thuế quan "có đi có lại" đối với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới -
Dòng vốn đầu tư tìm về các quỹ ETF châu Âu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort