-
Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FIT -
Việt Nam đón làn sóng đầu tư mới -
Phần vốn nhà nước trong dự án PPP để “hỗ trợ” chứ không phải “góp vốn” -
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 27,26 tỷ sau 10 tháng năm 2024 -
Làm rõ khả năng đáp ứng vốn cho đường sắt tốc độ cao
Công ty cổ phần BCG Energy (thành viên Tập đoàn Bamboo Capital) vừa đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép được khảo sát tại Đà Lạt, huyện Đơn Dương và các địa phương khác để nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện.
Theo văn bản đề xuất, tỉnh Lâm Đồng có đặc điểm địa hình đồi núi, nguồn nước rất phong phú với 3 sông chính là sông Đa Dâng, sông La Ngà, sông Đa Nhim.
Sông suối trên địa bàn phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6 km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng. Vì vậy, tiềm năng thủy điện tích năng rất lớn.
Theo Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1727/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 thì có 6 dự án thủy điện tích năng đề xuất với tổng công suất khoảng 6.000 MW tại các huyện Di Linh, Đạ Tẻh, Lâm Hà.
Một nghiên cứu của BCG Energy cho thấy, ngoài 6 dự án thủy điện tích năng nêu trên thì dự án thủy điện tích năng Đơn Dương với công suất.
Còn theo số liệu thống kê năm 2021, khối lượng rác thải sinh hoạt toàn tỉnh khoảng 936 tấn/ngày, trong đó khu vực thành thị 481 tấn/ngày, khu vực nông thôn 455 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom rác tại khu vực đô thị mới chỉ đạt 88,2%, còn lại 11,8% chưa thu gom; tỷ lệ thu gom rác ở khu vực nông thôn thấp hơn thành thị.
Theo Quyết định số 2617/QĐ-UBND ngày 17/11/2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 thì phấn đấu đến năm 2030, khối lượng rác thu gom tại khu vực đô thị là 1.510 tấn/ngày, khu vực nông thôn là 464 tấn/ngày.
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 262/QĐ-TTg ngày 1/4/2024 thì nguồn điện sản xuất từ rác của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030 là 10 MW.
"Với năng lực tài chính hiện tại và kinh nghiệm đã triển khai thực hiện các dự án năng lượng, nhằm bổ sung nguồn năng lượng cho lưới điện Quốc gia, phát triển năng lượng tái tạo, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, góp phần giảm thiểu rác thải, bảo vệ môi trường và góp phần cho thu ngân sách địa phương, BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép BCG Energy và đơn vị tư vấn được khảo sát tại Đà Lạt, huyện Đơn Dương và các địa phương khác để nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện", BCG Energy đề xuất.
-
BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm Đồng -
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 27,26 tỷ sau 10 tháng năm 2024 -
Làm rõ khả năng đáp ứng vốn cho đường sắt tốc độ cao -
Gỡ điểm nghẽn đầu tư, nhân lực để thúc đẩy tăng trưởng -
Nhiều địa phương muốn bỏ giới hạn vốn tối thiểu thực hiện dự án PPP -
Lùi thời gian nộp đề xuất Dự án PPP đường sắt Việt Lào trị giá 27.485 tỷ đồng -
Công khai nội dung đấu thầu trước để các nhà thầu biết và tự quyết định
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/11 -
2 Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lại -
3 Sửa đổi Luật Đầu tư: Giảm thủ tục, thời gian nhưng không giảm chất lượng dự án -
4 Nhiều dự án đất nền phía Nam không người ở -
5 Tiết lộ về vị đại gia "ôm" lô đất đấu giá 103 triệu đồng/m2 tại huyện Hoài Đức
- Mời thi tuyển phương án kiến trúc dự án Tòa nhà 85 Ngụy Như Kon Tum
- Bee Logistics đón nhận giải Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024: Khẳng định uy tín toàn cầu
- HKDO - Lợi ích toàn diện cho hộ kinh doanh và cơ quan quản lý
- InterGreat Education Group được vinh danh tại Giải thưởng SME100 châu Á 2024
- Vinhomes và VinFast là thương hiệu - sản phẩm quốc gia Việt Nam
- Medlatec đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024