-
Điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam khiến EVN thiệt hại 717 tỷ đồng -
Đề nghị xử lý tin đồn lãnh đạo chi nhánh PGBank Phú Thụy vỡ nợ, bị bắt -
Đề xuất của Công ty 6666 tại mỏ vàng Bồng Miêu là “không thể chấp nhận được” -
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và 12 đồng phạm -
Khai thác cát trắng trái phép tại Dự án Nhà máy sản xuất Raico Việt Nam -
Quảng Nam yêu cầu làm rõ các vấn đề pháp lý Dự án Khu đô thị số 11
Doanh nghiệp, chủ đầu tư cùng… chờ!
Nhắc đến Đề án di dời Khu công nghiệp Đà Nẵng, ông N.C.D, giám đốc một công ty sản xuất trong Khu công nghiệp này thở dài. Bởi, hơn 3 năm trước (năm 2019), khi Đề án này được manh nha, ông N.C.D đã vào tận thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), quyết tâm đặt cọc cả tỷ đồng với đối tác có nhà xưởng cần chuyển nhượng để chuẩn bị nhà xưởng mới, sẵn sàng cho việc phải di dời nhà máy trong tương lai gần.
Tiền thì đã cọc, đối tác sau khi liên tục hối thúc phải ấn định dứt khoát mốc thời gian khi nào di dời xưởng để còn chờ, đến nay khi không còn kiên nhẫn được nữa đã bán xưởng cho doanh nghiệp khác cần.
Ông D. phải ngậm ngùi mất trắng số tiền đặt cọc kia chỉ vì không trả lời được mốc thời gian cụ thể di dời nhà máy.
“Chủ đầu tư khu công nghiệp giờ cũng mù tịt thông tin, đề án đó vẫn nằm đâu đâu chứ chưa ra giấy nữa. Họp lên họp tới, nói kiểu như sắp triển khai tới nơi, mà chờ hoài chẳng thấy đâu”, ông D ngán ngẩm.
Khu công nghiệp Đà Nẵng nằm gần trung tâm Thành phố, hoạt động xung đột với dân cư, giao thông nên phải di dời. |
Chẳng còn cách nào khác, giám đốc doanh nghiệp này đành chấp nhận thực tế: “Nghe riết rồi giờ cũng ngán rồi, hồi nào nói đi thì đi thôi chứ giờ cũng không biết chờ đến bao giờ”.
Khi chấp nhận thực tế đó, công ty của ông D. cũng bị ảnh hưởng. Đầu tiên là việc tuyển dụng lao động khó khăn, người lao động cũng phân vân khi nộp hồ sơ vào nhà máy, bởi tâm lý đa số điều muốn tìm kiếm nơi làm việc ổn định.
Ngoài ra, bản thân ông D cũng không dám bỏ chi phí vào đầu tư máy móc mới, không dám mở rộng sản xuất vì lo lắng sau này nếu phải di dời, chi phí đã bỏ ra sẽ được thống kê và đền bù như thế nào, trong khi hiện nay, việc sửa chữa nhà xưởng cũng khó.
Và thế là, như lời vị giám đốc này, là “doanh nghiệp cứ phải sản xuất cầm chừng và lại cứ tiếp tục chờ”.
Chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Đà Nẵng, ông Nguyễn Quang Lâm, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Massda Land cho biết, Đề án di dời các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Đà Nẵng là “chưa có nội dung gì mới và chưa có thông tin gì về chủ đầu tư đề án” và hiện nay, chỉ dừng lại ở “ý tưởng, thống nhất chủ trương và triển khai ở mức kế hoạch”.
Theo ông Lâm, Công ty TNHH Massda Land là liên doanh giữa Malaysia và Việt Nam, trong đó phía Malaysia giữ phần lớn cổ phần nên mọi việc liên quan đều do bên kia quyết định (Tập đoàn Mascorp Malaysia giữ 65% vốn điều lệ; Quỹ đầu tư phát triển, trực thuộc UBND TP. Đà Nẵng giữ 35% vốn điều lệ thông qua góp vốn bằng quyền sử dụng đất - PV).
Cũng theo ông Lâm, Đề án khi họp doanh nghiệp thì có nhiều ý kiến, có doanh nghiệp đồng ý, có doanh nghiệp lại không chịu di dời. Ngoài ra, Khu công nghiệp Đà Nẵng không thuộc diện dự án phải di dời, trong khi Khu công nghiệp Biên Hòa I phải di dời mà trên 10 năm vẫn chưa thực hiện được.
Chủ đầu tư Khu công nghiệp Đà Nẵng cũng thừa nhận, việc đề án chậm triển khai cũng gây ra khó khăn đối với các doanh nghiệp trong Khu. Theo đó, TP. Đà Nẵng đã từng có quy định không cho doanh nghiệp xây dựng mới, chỉ cho phép sửa chữa nhỏ; muốn xây cái gì thì doanh nghiệp phải gửi hồ sơ lên Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng (viết tắt DHPIZA), khi duyệt mới được phép làm.
Và rồi cũng như doanh nghiệp trên, Massda Land vẫn đang chờ nội dung chỉ đạo từ phía TP.Đà Nẵng trong thời gian tới.
5 năm, phương án vẫn trên giấy
Ngày 7/4/2017, Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương đưa Khu công nghiệp Đà Nẵng ra khỏi quy hoạch tổng thể phát triển các khu công nghiệp của cả nước; chỉ đạo UBND TP. Đà Nẵng thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất khu công nghiệp sang đất đô thị theo đúng pháp luật hiện hành về đô thị, đất đai; lập Đề án di dời các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Đà Nẵng và trình duyệt theo quy định.
Đến tháng 8/2019, UBND TP Đà Nẵng đã giao DHPIZA tiếp tục xây dựng Đề án di dời các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Đà Nẵng; đồng thời thống nhất chọn phương án ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Đà Nẵng có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở đô thị hoặc không có nhu cầu tiếp tục sản xuất, kinh doanh thì được ưu tiên chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch.
Nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong Khu công nghiệp Đà Nẵng không muốn di dời vì đã ổn định sản xuất hàng chục năm. |
Tuy nhiên, kết quả khảo sát lần 3 được DHPIZA tổng hợp báo cáo tại Công văn số 2777, ngày 6/12/2019, có đến 18/42 doanh nghiệp, với tổng diện tích 23,73 ha (chiếm 55,71% diện tích đất công nghiệp) chọn ở lại Khu công nghiệp Đà Nẵng để tiếp tục sản xuất, kinh doanh; chỉ có 13 doanh nghiệp, tổng diện tích 9,58 ha (chiếm 22,49%) thống nhất chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch của thành phố; 11 doanh nghiệp có nhiều nguyện vọng hoặc không có ý kiến phản hồi.
Sau đó, theo Quyết định số 359, ngày 15/3/2021 của Thủ tướng về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Khu công nghiệp Đà Nẵng được xác định: chuyển đổi Khu công nghiệp Đà Nẵng (An Đồn) để tái phát triển đô thị, hình thành khu trung tâm kinh doanh thương mại (CBD) mới và được định hướng là điểm nhấn đô thị.
Cũng theo Quyết định 359, quy hoạch sử dụng đất khu vực Khu công nghiệp Đà Nẵng đến năm 2030 là đất sử dụng hỗn hợp.
Ngày 19/11/2021, trong Báo cáo số 350 về triển khai Kết luận của Thường trực HĐND TP. Đà Nẵng đối với việc “Khẩn trương xây dựng, hoàn thành Đề án di dời Khu công nghiệp Đà Nẵng”, UBND TP. Đà Nẵng thông tin, do các vướng mắc liên quan đến pháp lý việc chuyển mục đích sử dụng đất từ công nghiệp sang đất đô thị nên chưa phê duyệt Đề án.
Cũng trong văn bản này, các đơn vị liên quan cũng kiến nghị UBND TP. Đà Nẵng xem xét chủ trương cho phép Công ty TNHH Massda Land chủ trì nghiên cứu, liên kết với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Đà Nẵng để lập phương án chuyển mục đích sử dụng đất Khu công nghiệp Đà Nẵng sang đất đô thị theo quy hoạch và pháp luật hiện hành, bảo đảm hài hòa quyền lợi giữa các doanh nghiệp; xem xét, quyết định ngừng thực hiện Đề án di dời Khu công nghiệp Đà Nẵng…
Tại Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2022 tổ chức ngày 25/6, UBND TP Đà Nẵng cho biết sẽ chuyển đổi Khu công nghiệp Đà Nẵng thuộc quận Sơn Trà, trở thành Khu phố tài chính quốc tế An Đồn. Mục đích giúp địa phương hình thành đô thị hiện đại và trở thành trung tâm kinh tế mới.
Để cụ thể hóa phương án này, ngày 17/10/2022, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng đã yêu cầu DHPIZA khẩn trương hoàn thành các thủ tục liên quan để trình phê duyệt Đề án chuyển đổi mục đích sử dụng đất KCN Đà Nẵng thành Khu thương mại trung tâm An Đồn (dựa trên đề xuất của DHPIZA tại Công văn số 2511 ngày 27/9/2022), thời gian được yêu cầu là trong Quý IV/2022.
Đồng thời, UBND TP. Đà Nẵng cho rằng, Đề án chuyển đổi mục đích sử dụng đất Khu công nghiệp Đà Nẵng thành Khu thương mại trung tâm An Đồn là Đề án quan trọng, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu, xây dựng Khu thương mại trung tâm An Đồn (CBD) theo quy hoạch chung của thành phố.
Từ đó, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tích cực phối hợp, hỗ trợ DHPIZA trong việc thực hiện các thủ tục liên quan, hoàn thành xây dựng Đề án đảm bảo thời gian quy định.
Được biết, trong phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022, DHPIZA cũng đề ra mục tiêu là hoàn thiện đề cương Đề án chuyển đổi mục đích sử dụng đất KCN Đà Nẵng thành Khu thương mại trung tâm An Đồn và thực hiện các thủ tục tiếp theo sau khi có ý kiến chỉ đạo của UBND TP. Đà Nẵng về vướng mắc quy trình thực hiện Đề án.
Đề xuất kiểu “quay xe”
Trong khi đơn vị được giao phối hợp thực hiện nội dung trên “chưa thấy nội dung gì từ DHPIZA”, thì ngày 16/12/2022, đại diện DHPIZA cho hay, đã đề xuất UBND TP. Đà Nẵng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan nghiên cứu, làm việc với các bộ, ngành liên quan để thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phù hợp với quy định pháp luật hiện hành về quản lý đô thị.
Kết quả đề xuất là hiện đang chờ ý kiến của UBND. TP Đà Nẵng (đại diện DHPIZA không thông tin mốc thời gian đề xuất).
Về lý do đề xuất, DHPIZA đề cập là theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Công văn số 499 (ngày 7/4/2017), cũng như hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 7599 ngày 22/10/2022.
Theo đó, quá trình chuyển đổi khu công nghiệp thành khu đô thị liên quan đến việc điều chỉnh Giấy Chứng nhận đầu tư, điều chỉnh quy hoạch phân khu, điều chỉnh quy hoạch chi tiết…
“Và cuối cùng là điều chỉnh mục đích sử dụng đất liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ, chức năng quản lý nhà nước của các Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở ngành có liên quan, nằm ngoài chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của DHPIZA”, đại diện ban này trả lời.
Để có được lý do trên, DHPIZA thông tin là qua tham khảo kinh nghiệm trong chuyến học tập của đoàn công tác của TP. Đà Nẵng tại tỉnh Đồng Nai vào năm 2021, liên quan đến Khu công nghiệp Biên Hòa I có chủ trương chuyển đổi công năng thành khu đô thị.
Đồng thời, căn cứ tình hình hiện tại của Khu công nghiệp Đà Nẵng dù đã được đưa ra khỏi quy hoạch tổng thể phát triển các khu công nghiệp của cả nước đến năm 2020 (từ năm 2017), nhưng vẫn chưa điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo Luật Đầu tư, chưa điều chỉnh các quy hoạch có liên quan, chưa điều chỉnh mục đích sử dụng đất…
Quy hoạch treo khiến nhiều nhà xưởng của công ty đang chật chội nhưng cũng khó mở rộng, sửa chữa. |
Về hướng hỗ trợ cho các doanh nghiệp do bị vướng vào tình trạng quy hoạch treo kéo dài quá nhiều năm tại Khu công nghiệp Đà Nẵng, DHPIZA cho hay, đã báo cáo UBND TP. Đà Nẵng thống nhất theo hướng cho doanh nghiệp được phép hoạt động bình thường; được hưởng các quyền cơ bản của người sử dụng đất, như được phép chuyển nhượng, được phép xây dựng mới hay sửa chữa, mở rộng sản xuất…
“Khi nào có sự điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư/ chấm dứt dự án, trên cơ sở có sự đồng thuận cao của cộng đồng doanh nghiệp, thì mới thực hiện các biện pháp theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp nằm trong vùng triển khai theo đồ án quy hoạch được duyệt”, đại diện DHPIZA thông tin thêm.
-
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và 12 đồng phạm -
EVN thiệt hại gần 210 tỷ đồng tại Điện mặt trời Lộc Ninh 3 -
Khai thác cát trắng trái phép tại Dự án Nhà máy sản xuất Raico Việt Nam -
Quảng Nam yêu cầu làm rõ các vấn đề pháp lý Dự án Khu đô thị số 11 -
“Trùm” mua bán trái phép hóa đơn gần 200 tỷ đồng lĩnh án -
Giả mạo email của Ngân hàng Nhà nước gửi link cập nhật sinh trắc học để lừa đảo -
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc gây thất thoát 937 tỷ đồng
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi