-
Vướng mắc phân loại hàng hóa chịu thuế, VCCI đề nghị giảm đều thuế VAT 2% -
Thẩm định thực tế doanh nghiệp tham gia giải thưởng Sao Vàng đất Việt tại Thái Bình -
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư
Triển khai Chương trình Đồng khởi khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp, đến nay, tỉnh Bến Tre đã hình thành được hệ sinh thái khởi nghiệp hoàn chỉnh, kiến tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, khơi dậy tinh thần doanh nhân của người dân.
Ông Nguyễn Trúc Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre tiếp lãnh đạo Tập đoàn Sao Mai đến tìm hiểu môi trường đầu tư tỉnh Bến Tre. |
Nỗ lực vượt khó vì mục tiêu “Địa phương khởi nghiệp”
Năm 2020, mặc dù sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của xâm nhập mặn và Covid-19, nhưng khu vực II vẫn đạt mức tăng trưởng khá, giá trị tăng thêm ước đạt 7.309 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 33.600 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ và đạt 100% kế hoạch. Có 7 sản phẩm chủ yếu thực hiện đạt và vượt kế hoạch.
Ảnh hưởng lớn bởi hạn hán, xâm nhập mặn và dịch bệnh, có 15 doanh nghiệp (DN) giải thể, 31 DN tạm ngưng hoạt động, nhiều DN phải giảm quy mô sản xuất, cắt giảm công nhân, song với quyết tâm của DN và sự đồng hành của chính quyền tỉnh, đến nay, phần lớn DN đã khôi phục lại sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, trong năm 2020, toàn tỉnh có 55 DN và 80 cơ sở công nghiệp đăng ký mới, ngành nghề chủ yếu là công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, may mặc, cơ khí, điện gió, bao bì... với tổng vốn đầu tư 850 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 800 lao động.
Tỉnh còn tập trung kêu gọi đầu tư các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch đã được duyệt. Hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Phú Thuận để có khả năng thu hút nhà đầu tư thứ cấp vào cuối năm 2021. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN nhỏ và vừa phát triển. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2021 đạt 38.000 tỷ đồng, tăng 13,1% so với năm 2020.
Để xây dựng DN dẫn đầu, cần tập trung củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ DN dẫn đầu tỉnh; xây dựng các quy chế, kế hoạch hoạt động hiệu quả, thiết thực. Tỉnh cũng thường xuyên tổ chức bình xét các DN thuộc nhóm đầu của từng ngành hàng để phát triển thành viên Câu lạc bộ DN dẫn đầu của tỉnh. Đồng thời, triển khai có hiệu quả Đề án Hỗ trợ DN nhỏ và vừa của tỉnh giai đoạn 2020 - 2025 để tăng về quy mô và tỷ trọng DN lớn. Hình thành các cụm liên kết ngành, phát triển các DN chế biến, cung ứng gắn với chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh; từng bước xây dựng các DN dẫn đầu có tiềm lực về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý...
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp
Bến Tre đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, trong điều kiện nhiều khó khăn, thách thức, thông qua các hoạt động cụ thể.
Thứ nhất, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp. Thông qua Chương trình Đồng khởi khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp tỉnh Bến Tre, thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp như bồi dưỡng, hỗ trợ hoàn thiện các ý tưởng khởi nghiệp và thương mại hóa sản phẩm; kết nối vốn cho khởi nghiệp với việc hình thành Quỹ đầu tư khởi nghiệp tỉnh Bến Tre; tăng cường các hoạt động giao thương, kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ cho khởi nghiệp; đào tạo, nâng cao kiến thức cho đội ngũ doanh nghiệp khởi nghiệp; ban hành chính sách khuyến khích khởi nghiệp đặc thù của Bến Tre...
Thứ hai, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về đầu tư kinh doanh. Các thủ tục hành chính về đầu tư, kinh doanh được rút ngắn (bình quân cấp phép đăng ký doanh nghiệp còn 1,5 ngày, nhiều trường hợp giải quyết trong một buổi khi đảm bảo đủ hồ sơ; cấp chủ trương đầu tư giảm còn 2/3 (35 ngày xuống còn 22 ngày) so với thời gian quy định; giải quyết nhanh các thủ tục hành chính trọn gói cho nhà đầu tư, doanh nghiệp từ khâu tìm hiểu, nghiên cứu dự án, thành lập doanh nghiệp đến sau giấy phép thông qua Tổ dịch vụ công do Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Khởi nghiệp tỉnh đảm nhận.
Thứ ba, tăng cường đối thoại với doanh nghiệp bằng nhiều hình thức. Để tạo diễn đàn trao đổi, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và nhà đầu tư, Bến Tre tổ chức 4 diễn đàn đối thoại doanh nghiệp hàng năm; tổ chức “Cà phê doanh nghiệp” định kỳ hàng tháng; tổ chức “Bàn tròn khởi nghiệp” định kỳ hàng tháng; tổ chức “Điểm hẹn doanh nhân” thứ Bảy hàng tuần để chia sẻ, giao lưu và định hướng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua các kết nối, tư vấn; các huyện/thành phố đều có nhiều mô hình đối thoại và gặp gỡ với doanh nghiệp. Qua đó, hầu hết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp được chỉ đạo xử lý nhanh; nhiều chủ đề, chính sách mới được kịp thời chia sẻ và thông tin đến với cộng đồng doanh nghiệp.
Thứ tư, xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư. Với quyết tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư, bên cạnh việc triển khai nhất quán các chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Bến Tre cũng đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, như chính sách khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh; chính sách khuyến khích đầu tư vào hạ tầng khu/cụm công nghiệp; chính sách khuyến khích xây dựng chợ; chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực xã hội hóa, Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2020 - 2025...
Thứ năm, tác động tích cực của Chương trình số 10-CTr/TU ngày 28/4/2016 của Tỉnh ủy về ”Đồng khởi khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp”. Theo kết quả rà soát, đánh giá, trong 4 năm liên tục, Bến Tre có sự cải thiện về điểm số và thứ hạng PCI, trong đó, Chương trình” Đồng khởi khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp” có tác động rất tích cực, lan tỏa và tạo bứt phá với nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư. Quan trọng nhất, Chương trình Đồng khởi khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp đã thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh; tạo áp lực từng bước thay đổi tư duy từ quản lý sang phục vụ doanh nghiệp, nhà đầu tư theo tinh thần Nghị quyết số 35 của Chính phủ, xây dựng Bến Tre trở thành “địa phương khởi nghiệp”.
Giải pháp thu hút đầu tư, khắc phục khó khăn và phát huy “Đồng khởi khởi nghiệp”
Phát huy những kết quả đạt được và nỗ lực đồng hành cùng Chương trình Đồng khởi khởi nghiệp, trong thời gian tới, Bến Tre tập trung triển khai đồng loạt nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, phục hồi tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó đẩy mạnh các giải pháp thu hút đầu tư thiết thực.
Một là, tiếp tục quán triệt việc thực hiện các chủ trương, giải pháp phòng chống, kiểm soát Covid-19, tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống Covid-19, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan; duy trì chế độ báo động đỏ trong toàn ngành y tế, sẵn sàng mọi điều kiện về nhân lực, phương tiện và chủ động triển khai các phương án phù hợp nhằm ứng phó với mọi tình huống, không để bị động bất ngờ; làm tốt công tác giám sát dịch bệnh, kịp thời phát hiện cách ly các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, không để dịch bệnh lây lan.
Hai là, chú trọng phân tích, đánh giá những khó khăn, bất cập trên từng ngành, lĩnh vực để có giải pháp cơ cấu lại, rút ngắn quá trình phục hồi, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm thị trường thay thế, đa dạng hóa thị trường đầu ra cũng như nguồn cung ứng đầu vào, giảm bớt sự phụ thuộc vào một số thị trường.
Ba là, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ về hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, khôi phục hoạt động kinh tế - xã hội. Hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời để doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh được tiếp cận nhanh với các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm tăng cường khả năng chống chịu, thích ứng, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Bốn là, thực hiện tốt các giải pháp tiền tệ, tín dụng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giải pháp cấp bách nhằm hỗ trợ khách hàng vay gặp khó khăn do tác động của Covid-19, nhất là cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí; chủ động, cân đối nguồn vốn, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.
Năm là, tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, du lịch, thương mại để phát triển thị trường trong trạng thái mới; tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, chuẩn bị tốt các điều kiện để nắm bắt thời cơ kinh doanh, chủ động thu hút các dòng vốn dịch chuyển đầu tư từ các nước khi thị trường hồi phục. Đẩy mạnh đổi mới công nghệ, hiện đại hóa quy trình sản xuất, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, nhằm nâng cao năng suất, năng lực của doanh nghiệp, tạo nền tảng cho giai đoạn phát triển bền vững sau đại dịch; đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai cụm công nghiệp An Hòa Tây, Phú Hưng; tập trung phối hợp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy mạnh tiến độ đầu tư Khu công nghiệp Phú Thuận, Cụm công nghiệp Long Phước để tạo quỹ đất cho doanh nghiệp tiếp cận đầu tư thuận lợi, nhất là nắm bắt cơ hội đón làn sóng dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam. Duy trì và tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận các cụm công nghiệp hiện hữu như Phong Nẫm giai đoạn II, An Đức - thị trấn Ba Tri, Tân Thành Bình (thị trấn Thạnh Phú)...
Sáu là, tiến hành cơ cấu lại doanh nghiệp, khuyến khích ứng dụng thương mại điện tử, chuyển đổi số... để thích ứng với giai đoạn hiện nay. Hướng dẫn doanh nghiệp khởi tạo và vận hành hiệu quả gian hàng trên sàn thương mại điện tử; tổ chức giao thương kết nối cung - cầu hàng hóa. Triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo an ninh trên lĩnh vực kinh tế, nhất là an ninh, trật tự tại các khu/cụm công nghiệp, các công trình/dự án kinh tế trọng điểm..., góp phần thực hiện mục tiêu nhanh chóng phục hồi sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
-
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 3: Thể chế nào để làm lớn -
Viettel tuyển dụng 101 sinh viên xuất sắc vào làm việc -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Thương nhân phân phối vẫn được phép mua bán xăng dầu của nhau? -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024