-
Bộ Công thương đề xuất Nghị quyết họp thường kỳ Chính phủ giao Petrovietnam khảo sát biển -
Nghệ An ưu tiên đầu tư 12 dự án trên địa bàn huyện Đô Lương giai đoạn 2025-2030 -
Cà Mau xây dựng nền hành chính kiến tạo và phục vụ -
Sẽ đạt mục tiêu giữ lạm phát dưới 4,5% -
Thu hút đầu tư nước ngoài chờ đột phá -
Kiên Giang xúc tiến thu hút đầu tư đối tác có công nghệ cao, đứng đầu các chuỗi cung ứng
Dự án tỷ USD… biến mất?
Dự án VFC được cấp phép năm 2008, là một khu phức hợp với các hạng mục văn phòng cho thuê, khách sạn 5 sao, căn hộ dịch vụ và khu trung tâm thương mại…, được xây dựng trên diện tích gần 7 ha của khu đất giáp 3 mặt tiền đường Cao Thắng nối dài - Lê Hồng Phong - 3 Tháng 2. Sau thời gian dài bị chậm tiến độ so với cam kết và trước sự quyết liệt của chính quyền địa phương, đầu năm 2014, Berjaya đã đề nghị Thành phố cho phép điều chỉnh quy mô Dự án xuống còn một nửa so với ban đầu.
Cách đây khoảng 1 năm, Dự án VFC được hâm nóng khi có một nhà đầu tư đề xuất tham gia thực hiện. Cụ thể, trong một cuộc gặp với lãnh đạo TP.HCM, ông Jerome Stubler, Chủ tịch Tập đoàn Vinci Construction (Pháp) cho biết, doanh nghiệp này muốn làm Dự án VFC. Vinci đã có mặt tại Việt Nam được hơn 20 năm và hiện đặt văn phòng tại TP.HCM để thiết kế các dự án hạ tầng. Vinci có mối quan hệ hợp tác nhiều năm với Berjaya thông qua nhiều dự án đã được thực hiện tại Malaysia.
Một công trình đã xuống cấp không được sửa chữa do nằm trong khu vực Dự án VFC phía đường Lê Hồng Phong, phía ngoài là khu vực trông giữ xe. |
Tuy nhiên, đến nay, khu vực này trông hầu như không có sự thay đổi gì so với nhiều năm trước. Toàn bộ khu vực dự án vẫn được cho thuê để người dân làm các dịch vụ ăn uống, cà phê, trông giữ xe… Chưa thấy bất cứ động thái nào cho thấy dự án được triển khai, ngoài một số đoạn tường rào còn sót lại và đã hoen gỉ theo thời gian…
Trong danh mục các dự án đầu tư tại Việt Nam được đăng tải trên trang web chính thức của Berjaya Việt Nam cũng không tìm thấy tên Dự án VFC. Với những thông tin như vậy, dư luận càng dấy lên những nghi ngờ về việc Berjaya đã rút khỏi các dự án này.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng giám đốc Công ty Berjaya Việt Nam khẳng định, không có chuyện Berjaya rút lui khỏi dự án này và việc không có thông tin về Dự án là do nhân viên của Công ty chưa kịp cập nhật. Đồng thời, ông Nam cũng cho biết, Dự án VFC đã có những chuyển biến mới.
Sẽ khởi công đầu năm 2018
VFC có những điểm khác biệt so với các dự án bất động sản khác về chủ thể cho thuê đất và đây cũng là nguyên nhân chính khiến Dự án gặp nhiều khó khăn trong triển khai. Chủ thể cho thuê đất là Thành ủy TP.HCM (đất thuộc sở hữu của tổ chức - PV), do đó, các quyền và nghĩa vụ đối người thuê đất có sự khác biệt với các nhà đầu tư khác khi thuê đất của Nhà nước để làm dự án bất động sản.
Đơn cử, nhà đầu tư của Dự án VFC chỉ có thể được làm dự án căn hộ và cho thuê chứ không được bán. Sau khi hết thời hạn thuê, nhà đầu tư phải bàn giao lại toàn bộ đất và tài sản trên đất (đã đầu tư) cho tổ chức cho thuê. Việc có được gia hạn hợp đồng thuê đất hay không sẽ được xem xét sau…
“Chúng tôi đã không lường hết được những vấn đề này khi ký hợp đồng thuê đất cách đây gần 10 năm, nên đã gặp nhiều khó khăn khi làm dự án”, ông Phương Anh Phát, Phó tổng giám đốc VFC chia sẻ và cho biết, một số định chế tài chính và nhà đầu tư từ chối hợp tác với Berjaya vì những vấn đề này.
Tuy nhiên, theo ông Phát, gần đây, các bên có liên quan đã ngồi lại với nhau để tìm “tiếng nói chung”. Theo đó, các bên thống nhất sẽ điều chỉnh một số nội dung của hợp đồng thuê đất đã ký. Dự kiến, đầu tháng tới, việc này sẽ hoàn thành để chủ đầu tư tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tài chính theo thỏa thuận. Sau đó, các vấn đề pháp lý liên quan đến Dự án sẽ được hoàn thiện, trong đó có việc cấp giấy phép xây dựng để có thể khởi công dự án.
Liên quan đến vấn đề thu xếp tài chính cho Dự án, đại diện VFC cho biết, hiện đã có một nhà đầu tư đồng ý hợp tác với Berjaya để làm dự án này. Hai bên đang đàm phán để sớm ký thỏa thuận hợp tác. Đây là một nhà đầu tư chứ không phải là một định chế tài chính và doanh nghiệp này đã là đối tác của Berjaya trong một số dự án.
“Nếu các vấn đề được giải quyết theo đúng dự kiến thì Dự án VFC có thể khởi công ngay đầu năm tới”, ông Phát khẳng định. Theo ông, từ nay đến cuối năm, Berjaya sẽ hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của hợp đồng, ngay sau đó sẽ được bàn giao mặt bằng sạch để có thể khởi công, xây dựng nhanh dự án này.
Có ý kiến cho rằng, cứ mỗi khi chính quyền có những động thái cứng rắn đối với dự án chậm triển khai thì chủ đầu tư lại sử dụng “chiêu” cam kết triển khai, rót vốn theo kiểu nhỏ giọt… Tuy nhiên, với những cam kết mới, trong đó có những mốc thời gian khá cụ thể về tiến độ triển khai Dự án VFC, hy vọng đây không phải là lời hứa suông của một đại gia phát triển bất động sản.
-
Thu hút đầu tư nước ngoài chờ đột phá -
Kiên Giang xúc tiến thu hút đầu tư đối tác có công nghệ cao, đứng đầu các chuỗi cung ứng -
Hoàn thành cơ bản phần xây dựng nhà ga hành khách Sân bay Long Thành trước tháng 12/2025 -
Tập trung thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân đầu tư công -
Thêm nhà đầu tư khủng xin đầu tư Dự án cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ -
Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định - Thái Bình -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho các dự án trọng điểm chậm tiến độ
- Thái Đào Residence - Tiềm năng bứt phá tại thủ phủ công nghiệp Bắc Giang
- Japfa đồng hành cùng người chăn nuôi phòng chống dịch bệnh
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”
- Green Market 2024: Góp từng viên gạch, xây từng ước mơ
- Adjust - Giải pháp để các ứng dụng tài chính thu hút và giữ chân người dùng
- Diễn đàn khởi nghiệp Gangneung 2024: Nhà đầu tư quốc tế đánh giá cao tiềm năng phát triển của Meey Group