
-
Kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh
-
Kỷ luật ông Trương Hòa Bình, cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng
-
Bộ Ngoại giao: Quyết định hoãn đánh thuế của Hoa Kỳ "là bước đi tích cực"
-
Nam Định: Thông qua 8 nghị quyết về tài chính, đầu tư công và sắp xếp bộ máy
-
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN dự hội nghị đặc biệt về thuế quan của Mỹ -
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận loạt kiến nghị, đề xuất của tỉnh Bình Định
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn của Việt Nam nhưng do sản xuất lúa thâm canh (3 vụ/ năm) và sử dụng nhiều phân khoáng đã dẫn đến tình trạng suy thoái đất khiến năng suất canh tác lúa bị giảm.
Nhằm tìm kiếm các biện pháp canh tác cải thiện chất lượng đất cho sản xuất lúa bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long, Vương quốc Bỉ đã tài trợ triển khai Dự án SUSRICE tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long từ năm 2017. Dự án hướng tới mục đích cải thiện chất lượng đất và năng suất lúa bằng cách giới thiệu luân canh cây trồng (ngô, đậu xanh) và bón phân hữu cơ. Để khôi phục độ phì nhiêu của đất, Trường Đại học Cần Thơ đã phối hợp với Trường Đại học Ghent (Bỉ) đồng nghiên cứu các mô hình tập trung vào luân canh cây trồng thay thế cho độc canh lúa và sử dụng phân hữu cơ.
![]() |
Vùng trồng lúa được thử nghiệm luân canh tại Vĩnh Long |
Thử nghiệm thực địa đã được tiến hành trong 9 mùa vụ liên tiếp. Kết quả nghiên cứu cho thấy kết quả tích cực của luân canh lúa và cây trồng khác kết hợp với bón phân hữu cơ tăng năng suất lúa, chất lượng đất và sử dụng nước hiệu quả, đồng thời mang lại thu nhập cao hơn cho nông dân. Việc luân canh cũng mang lại kết quả khả quan về giảm hiệu ứng nhà kính tạo ra trong quá trình canh tác lúa. Dự án cũng đang hướng tới chuyển giao các kỹ thuật để áp dụng thực tiễn cho nông dân và cán bộ khuyến nông tại các địa phương khác thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Đến thời điểm hiện tại, dự án đã đạt được kết quả khả quan, với các mô hình hiệu quả trong cải thiện độ phì nhiêu nhất, bảo đảm sự phát triển bền vững của tài nguyên đất , đồng thời tăng hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân, như mô hình lúa-đậu nành-lúa và lúa-mè-lúa có bón bổ sung phân hữu cơ. Năng suất tăng 3,7% đến 7,5% so với không bón hữu cơ ở vụ thí nghiệm thứ 6 (vụ Đông Xuân 2018-2019) và tăng 4,5% đến 10,6% ở vụ thí nghiệm thứ 9 (vụ Đông Xuân 2019-2020).
Về cải thiện dinh dưỡng của đất, kết quả nghiên cứu cho thấy bón bổ sung phân hữu cơ giúp gia tăng pH của đất và hàm lượng chất hữu cơ trong đất cũng như hàm lượng N và P hữu dụng và các cation trao đổi (Ca và Mg) trong đất. Ngoài ra bón phân hữu cơ cũng giúp cải thiện độ xốp và khả năng giữ nước của đất. Bón phân hữu cơ cũng giúp tăng đáng kể hoạt động có lợi của quần thể vi sinh vật đất.

-
Kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh
-
Kỷ luật ông Trương Hòa Bình, cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng
-
Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha
-
Bộ Ngoại giao: Quyết định hoãn đánh thuế của Hoa Kỳ "là bước đi tích cực"
-
Nam Định: Thông qua 8 nghị quyết về tài chính, đầu tư công và sắp xếp bộ máy -
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN dự hội nghị đặc biệt về thuế quan của Mỹ -
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận loạt kiến nghị, đề xuất của tỉnh Bình Định -
Những nội dung quan trọng tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII -
Việt Nam trong nhóm các nước được Mỹ tạm dừng áp thuế đối ứng 90 ngày -
Ông Vũ Đại Thắng giữ chức Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh -
Hải Phòng - Hải Dương hợp tác xây dựng, hoàn thiện văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố
-
FPT trở thành đối tác công nghệ của đội bóng hàng đầu giải Ngoại hạng Anh
-
Đột phá chuyển đổi xanh tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025
-
Petrovietnam thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Xây dựng
-
Konica Minolta dẫn đầu thị phần máy in màu sản xuất tại Đông Nam Á năm 2024
-
Khánh thành nhà máy Happyfood tại Đồng Tháp