Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Bị lừa đảo online, làm thế nào để đòi tiền?
P.V (Vietnamnet) - 03/08/2017 14:28
 
Tôi bị lừa mua hàng online của một người ở trên mạng. Khi tôi đặt hàng và chuyển tiền thì người đó không gửi hàng như đã hứa, khiến tôi mất 2 triệu đồng.

Tôi đã nắm được thông tin của người này và muốn tố cáo ra công an nhưng một người bạn nói, số tiền đó chưa đủ để tố cáo hành vi lừa đảo. Tôi phát hiện ra nhiều người khác cũng bị lừa như tôi với số tiền từ 1-2 triệu đồng. Nhờ luật sư tư vấn giúp nếu hiện giờ, tôi tìm được những người bị lừa và cùng nhau tố cáo thì có được không? Cần làm những thủ tục gì?

tư vấn pháp luật dân sự, tư vấn pháp luật hình sự, lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Mua hàng online dễ bị lừa đảo (Ảnh minh họa)

Khoản 1 Điều 139 BLHS sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt từ từ sáu tháng đến ba năm”.

Khoản 1 Điều 140 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Bộ luật hình sự quy định: “Người có một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt từ từ sáu tháng đến ba năm:

- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó.

- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Trong trường hợp của bạn, nếu người cho bạn số tài khoản để bạn chuyển khoản ngay từ đầu đã có ý định chiếm đoạt số tiền mà bạn gửi và không giao hàng thì hành vi đó cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì có hành vi gian dối xảy ra trước hành vi chiếm đoạt. Nếu, sau khi bạn chuyển khoản, người đó mới có ý định không giao hàng cho bạn mà chiếm đoạt luôn số tiền mà bạn đã chuyển thì hành vi đó có thể cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Theo Điều 100 BLTTHS năm 2003 quy định:

"Điều 100. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây:

1. Tố giác của công dân;

2. Tin báo của cơ quan, tổ chức;

3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;

4. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;

5. Người phạm tội tự thú"

Như vậy, trong trường hợp của bạn, hành vi của người cung cấp tài khoản cho bạn đã có dấu hiệu của tội phạm. Bạn có thể yêu cầu khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Tư vấn bởi Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Công an kịp thời phong tỏa tài khoản nhận hàng trăm triệu đồng lừa đảo
Ngay sau khi tiếp nhận trình báo của người bị hại, các lực lượng Công an Hà Nội đã khẩn trương triển khai biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư