-
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
VNSteel tiến vào kỷ nguyên xanh -
Nhựa Bình Minh - dấu ấn chất lượng cho hành trình bền vững
Áp lực chuyển đổi số - chuyển đổi xanh đang diễn ra trên mọi ngành nghề, với mọi doanh nghiệp. Đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các doanh nghiệp trong ngành, những tên tuổi đi đầu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, thực phẩm và bán lẻ đã chia sẻ những thành công, những bài học từ chính doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chuyển đổi kép này.
Bài toán cân đối giữa chuyển đổi kép và chi phí doanh nghiệp
Trong lĩnh vực ngân hàng, sự cạnh tranh cũng đang ngày càng lớn trong lĩnh vực chuyển đổi số, đồng thời là chuyển đổi xanh. Các ngân hàng không thể không theo đuổi các tiêu chí ESG.
Trao đổi tại Hội thảo thường niên về Phát triển bền vững với chủ đề "Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn" do Báo Đầu tư tổ chức ngày 12/11/2024, bà Tống Diệu Linh, Giám đốc Trung tâm Ngân hàng Giao dịch, Khối Thị trường Tài chính và Ngân hàng giao dịch, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cho biết, VPBank là một trong những tổ chức tín dụng đi đầu tham gia vào lĩnh vực tín dụng xanh, tăng trưởng danh mục xanh tại Việt Nam.
Kinh nghiệm của VPBank là trong một tổ chức phải xây dựng được chính sách về phát triển bền vững và lan tỏa được trong toàn hệ thống từ ban lãnh đạo đến cán bộ nhân viên. Sự đồng hành chung tay không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp với nhau mà còn là sự chung tay trong nội bộ tổ chức, lúc này sự chuyển đổi số - chuyển đổi xanh mới có nhiều cơ hội thành công.
Bà Tống Diệu Linh cho biết, câu chuyện dẫn đầu trong xu thế chuyển đổi số - chuyển đổi xanh, cân đối giữa lợi ích chuyển đổi và chi phí của doanh nghiệp, lợi nhuận của cổ đông là một bài toán lớn đối với tất cả doanh nghiệp.
Bà Tống Diệu Linh, Giám đốc Trung tâm Ngân hàng Giao dịch, Khối Thị trường Tài chính và Ngân hàng giao dịch, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) |
Nhìn lại chặng đường, VPBank may mắn đồng hành cùng IFC trong những ngày đầu. Từ năm 2016, IFC đã hỗ trợ VPB rất nhiều trong việc tư vấn hỗ trợ nguồn vốn và kỹ thuật. Đến 2020, VPB đã ban hành được khung tài chính xanh, năm 2022 ban hành khung tài trợ về xã hội và quy chế quản trị rủi ro môi trường xã hội. Là ngân hàng tiên phong, VPB cũng có trách nhiệm trong việc công bố minh bạch về tài trợ xanh, tín dụng xanh trên thị trường theo tiêu chuẩn quốc tế.
VPB cũng có thành công trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không chỉ hỗ trợ trong việc cung cấp nguồn vốn xanh cho doanh nghiệp mà còn là cung cấp giải pháp và những tài trợ kỹ thuật giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn tài chính xanh, xây dựng cải tiến để tiết kiệm năng lượng, chi phí trong việc vận hành doanh nghiệp.
Biến thách thức thành cơ hội
Trong lĩnh vực bán lẻ, sự cạnh tranh cũng đang ngày càng lớn đến từ chuyển đổi số, cụ thể là sự cạnh tranh từ các sàn thương mại điện tử.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Giám đốc Quản trị chiến lược Nguồn nhân lực, Truyền thông Đối ngoại và Phát triển bền vững, AEON Việt Nam cho biết, những năm đại dịch Covid-19 là một bước ngoặt lớn, vừa là áp lực vừa là động lực cho các nhà bán lẻ. AEON đã tận dụng được những cơ hội mới để mang lại lợi ích cho khách hàng khi giúp khách hàng có thêm trải nghiệm mới trên những nền tảng khác bên cạnh lợi thế về mặt bằng shopping mall lớn.
Một điểm mà AEON đang phát triển để gia tăng sự cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử đó là cung cấp và vận chuyển mặt hàng tươi sống đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đang triển khai tích hợp hệ thống để khách hàng có thể tận dụng điểm tích lũy tại AEON trong toàn bộ hệ sinh thái và đối tác của AEON. Doanh nghiệp coi đây là một thách thức để có thể biến thành cơ hội, giúp AEON đi nhanh hơn trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, bà Ngọc Huệ cũng cho biết, mặc dù lượng giao dịch trên sàn thương mại điện tử nói chung rất lớn nhưng giá trị sản phẩm thì còn khá khiêm tốn, nên AEON vẫn giữ được lợi thế về kênh off-line và dịch vụ hậu mãi.
Ngoài ra, giữa áp lực cạnh tranh giảm phí logistics, AEON cũng đã có chiến lược giảm phí logistics bằng việc phát triển các sản phẩm riêng của AEON như sản phẩm nông sản kết hợp với các nhà sản xuất địa phương. Những sản phẩm này vừa sử dụng cho siêu thị trong nước và vừa có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Đây cũng là một cách để phát triển logistics xanh, nằm trong kế hoạch 5 năm tới của AEON tại Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Giám đốc Quản trị chiến lược Nguồn nhân lực, Truyền thông Đối ngoại và Phát triển bền vững, AEON Việt Nam |
Đồng bộ chuyển đổi kép trong cả chuỗi cung ứng
Ở phía doanh nghiệp thực phẩm đã triển khai chuyển đổi số - chuyển đổi xanh từ sớm, bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam cho rằng khi thực hiện các mục tiêu phát triển xanh, các doanh nghiệp thường không đặt mục tiêu sẽ dẫn đầu xu thế mà đây là một bài toàn về đầu tư, tối ưu hóa nguồn lực. Quan trọng là vấn đề và ưu tiên của doanh nghiệp là gì chứ không phải chỉ dừng ở việc theo đuổi xu thế hiện tại. Các doanh nghiệp dẫn đầu xu thế được nhắc đến trong Hội thảo của Báo Đầu tư chính là một bảo chứng về việc đã lựa chọn đúng con đường đi và thực hiện hiệu quả chiến lược của mình.
Đại diện Nestlé Việt Nam cho biết doanh nghiệp đã thực hiện những cam kết xanh từ rất sớm khi cam kết thu mua có trách nhiệm với các người dân trồng cà phê từ những năm 2010 - 2011. Câu chuyện chuyển đổi số - chuyển đổi xanh đã được Nestlé Việt Nam đặt ra từ rất sớm khi xu thế này hình thành còn chưa rõ rệt.
Theo bà Lê Thị Hoài Thương, với một công ty thực phẩm, nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng, đến nay còn thêm các tiêu chí về môi trường, về phát thải… Nestlé Việt Nam không chỉ thu mua nguyên liệu để sản xuất trong nước mà còn để xuất khẩu đi các thị trường lớn như châu Âu, nên nếu không chuẩn bị sớm thì hoạt động kinh doanh sẽ dễ bị đứt gãy khi các quy định quốc tế được áp dụng.
Công ty đã đặt nền tảng người nông dân là trọng tâm. Khi tiếp cận với nông dân và các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, Nestlé Việt Nam đã đưa đến những ứng dụng như nhật ký nông hộ, chuyển đổi các ghi chép thu chi để thấy lợi nhuận dần được tối ưu hóa thông qua chuyển đổi số - chuyển đổi xanh. “Những thực tế này mới có thể thuyết phục được người nông dân thay đổi được hành vi để đồng hành cùng doanh nghiệp. Ngày nay, nông dân đã làm rất tốt, chúng tôi còn gọi họ là nông dân doanh nhân”, bà Hoài Thương nhấn mạnh.
Bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam |
Đến các giai đoạn tiếp theo, các yêu cầu ngày càng cao về xuất khẩu như việc chứng minh được trích xuất nguồn gốc, và từng bước một, khi tính toán lượng phát thải cũng sẽ được áp dụng và ứng dụng ngay từ khâu cung cấp nguyên liệu sẽ giúp nhà sản xuất như Nestlé Việt Nam có lợi thế trong việc đón được xu hướng ở những thị trường khó tính.
Còn với đối tác là nhà cung cấp, Nestlé Việt Nam cũng đã đặt ra bộ tiêu chuẩn để nhà cung cấp đáp ứng và đồng hành cùng doanh nghiệp. Những điều này giúp cả chuỗi cung ứng đồng bộ với nhau, từ đó phát triển các kế hoạch chuyển đổi số - chuyển đổi xanh một cách thuận lợi.
Sản xuất các sản phẩm thời trang bền vững
Ông Văng Viên Thông - CEO & Founder, thương hiệu thời trang từ vật liệu tái chế REPEET cho biết, bắt nhịp với xu hướng Net Zero mà Việt Nam đã cam kết tại COP26, REPEET đang nỗ lực hành động góp phần giảm phát thải carbon, giảm rác thải nhựa xả ra môi trường, và tối ưu việc tiêu thụ nước trong sản xuất dệt may.
Thay vì sử dụng polyester có nguồn gốc từ dầu mỏ, REPEET sản xuất các sản phẩm thời trang bền vững từ sợi polyester tái chế có nguồn gốc tại Việt Nam. Thương hiệu đã xây dựng thành công chuỗi cung ứng từ khâu thu gom, phân loại, tái chế, sản xuất xơ, sợi, dệt vải đến các sản phẩm thời trang, góp phần giảm thiểu 57% phát thải carbon, và tiết kiệm 70% lượng nước tiêu thụ. Bằng cách sử dụng 10 tấn vải REPEET, chúng ta đã góp phần tái chế gần 1,45 triệu chai nhựa PET, giảm lượng khí thải carbon ra môi trường tương đương một chiếc ô tô chạy 57.000 km, đồng thời tiết kiệm 70.000 lít nước.
Tiên phong trong việc tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam thành các sản phẩm may mặc bền vững không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn mở ra một mô hình kinh doanh mới, đóng góp vào chiến lược phát triển bền vững của ngành dệt may toàn cầu.
Việt Nam, một quốc gia xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu trên thế giới, REPEET đã và đang chứng minh được tiềm năng không giới hạn trong ngành công nghiệp này. REPEET, với chiến lược phát triển bền vững, đang chinh phục không chỉ thị trường nội địa mà còn mở rộng ra các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu - nơi mà chất lượng sản phẩm và các tiêu chí bền vững, thân thiện môi trường luôn được đặt lên hàng đầu.
Không chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng cao, REPEET đang không ngừng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển những công nghệ tái chế mới, góp phần xây dựng một mô hình kinh doanh bền vững không chỉ cho REPEET mà cả với các đối tác, nhãn hàng thời trang, và xu hướng tiêu dùng bền vững.
-
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Phát triển tài chính xanh nhìn từ kinh nghiệm quốc tế -
Hành trình tiến đến Net Zero của Heineken Việt Nam -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
Xoay vốn cho chuyển đổi kép -
GreenYellow và LOTTE Mart hợp tác thúc đẩy giải pháp năng lượng trong lĩnh vực bán lẻ
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"