-
Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng với GenAI -
Báo cáo Khởi nghiệp GenAI ASEAN lần đầu tiên công bố ở Việt Nam -
Đà Nẵng ký kết hàng loạt ghi nhớ hợp tác phát triển vi mạch bán dẫn -
Đà Nẵng áp dụng chính sách ưu đãi vượt trội trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn -
FPT cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho hãng xe hàng đầu Nhật Bản -
Cần phải có luật hỗ trợ đổi mới sáng tạo
Việc xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) là nội dung then chốt nằm trong Quyết định số 2534/QĐ-UBND do UBND Tỉnh Bình Định ban hành về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh.
Trung tâm IOC tỉnh Bình Định là một trong những nền tảng quan trọng trong tầm nhìn phát triển nói chung và kế hoạch triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025 nói riêng.
Các lãnh đạo thực hiện nghi thức khánh thành trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Bình Định |
Trung tâm đáp ứng 5 dịch vụ cơ bản và 3 dịch vụ mở rộng, bao gồm các dịch vụ phản ánh hiện trường; giám sát, điều hành giao thông; an ninh trật tự đô thị; giám sát thông tin trên môi trường mạng; giám sát an toàn thông tin; Dashboard tổng hợp giám sát, điều hành; hệ thống giám sát dịch vụ công; và hệ thống thông tin kinh tế - xã hội. Nhiều giải pháp công nghệ 4.0, như công nghệ IOT (kết nối vạn vật), AI, hệ thống phân tích dữ liệu lớn... đã được áp dụng tại đây.
Trong 15 ngày qua, tỉnh đã thử nghiệm các dịch vụ với các ứng dụng và dịch vụ tiện ích, ghi nhận phản hồi tích cực của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn, đồng thời cho thấy nếu không triển khai các công cụ theo dõi, giám sát, phân tích dựa trên các nền tảng công nghệ mới thì công tác quản lý, điều hành gặp nhiều khó khăn và cần huy động nhiều nguồn lực.
Dự án này, có thể nói, còn là thể hiện sự hợp tác hiệu quả giữa Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Tỉnh Bình Định đã huy động mọi nguồn lực, kinh phí cho việc xây dựng đô thị thông minh từ cả nguồn ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa.
Tổng chi phí bước đầu thí điểm từ nguồn ngân sách của tỉnh là 15 tỷ đồng dùng để mua sắm các trang thiết bị phần cứng. Nguồn vốn xã hội hóa lên tới hàng chục tỷ đồng do FPT đầu tư bao gồm chi phí xây dựng các hệ thống phần mềm, chi phí thuê các hệ thống phần cứng tại nền tảng đám mây (cloud) của FPT, chi phí đường truyền và chi phí nhân sự hỗ trợ vận hành hệ thống trong giai đoạn thí điểm.
“Tuy mới vận hành thử nghiệm nhưng Trung tâm IOC bước đầu phát huy tính năng, hiệu quả, giúp cho lãnh đạo tỉnh có cái nhìn toàn cảnh về thông tin liên quan đến các cơ quan, đơn vị, địa phương để kịp thời đưa ra các ý kiến chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc được diễn ra minh bạch, nhanh chóng và hiệu quả”, ông Lâm Hải Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nói.
Cũng theo ông Lâm Hải Giang, việc đưa vào vận hành trung tâm này sẽ góp phần nâng cao công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững, hướng đến xây dựng một chính quyền điện tử và đô thị thông minh phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.
Thông qua ứng dụng Bình Định SmartCity, người dân cũng có thể phản ánh các thông tin, ý kiến về cho chính quyền một cách nhanh nhất và các cơ quan chức năng có trách nhiệm trả lời các ý kiến của người dân sớm nhất.
“Đây là bước đi cực kỳ quan trọng trong việc đẩy nhanh chuyển đổi số của chính quyền và các mặt của đời sống xã hội, phục vụ lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh”, ông Lâm Hải Giang nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc Tập đoàn FPT khẳng định, FPT có chung mục tiêu và khao khát đưa tỉnh Bình Định trở thành trung tâm kinh tế và trung tâm AI dẫn đầu khu vực Duyên hải miền Trung.
“Chúng tôi quan tâm và đặt lên hàng đầu giá trị hiệu quả sử dụng thực tiễn của các giải pháp, giúp tỉnh có được phương thức điều hành thông minh, ra quyết định nhanh chóng, chính xác, giảm thiểu tối đa các vấn đề gây trở ngại cho người dân, doanh nghiệp, từ đó gia tăng tối đa các cơ hội phát triển để trở thành điểm đến hấp dẫn”, ông Nguyễn Văn Khoa nói.
Dự kiến, trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn II của dự án với việc mở rộng các dịch vụ thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế… Đồng thời, tiếp tục nâng cấp Trung tâm IOC, mở rộng các tiện ích, bổ sung các tính năng của dịch vụ đô thị thông minh đã triển khai giai đoạn I.
-
Quy định về hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng -
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị đẩy mạnh thực hiện Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia -
Chìa khóa giải bài toán nhân lực bán dẫn -
Đã có 800.000 tài khoản được tạo trên ứng dụng iHanoi -
Hà Nội: Đảm bảo hoàn thành Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2024 -
Đà Nẵng ký kết hàng loạt ghi nhớ hợp tác phát triển vi mạch bán dẫn -
Đà Nẵng áp dụng chính sách ưu đãi vượt trội trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi