
-
Đồng Nai: Thu hơn 9.200 tỷ đồng nợ thuế, thu ngân sách tăng 31%
-
Thuế TP.HCM thu ngân sách tăng gần 10% nửa đầu năm 2025
-
TP.HCM đôn đốc nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ dự án metro nối trung tâm với Cần Giờ
-
Quảng Trị: Một số dự án hạ tầng cơ bản còn vướng giải phóng mặt bằng
-
Hà Nội phê quyệt Quy hoạch chi tiết Khu chức năng đô thị Thượng Cát -
Triển khai công tác giải phóng mặt bằng đường sắt tốc độ cao Bắc Nam qua Đắk Lắk
Khu vực triển khai Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Long Mỹ. |
Ông Lê Hoàng Nghi, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định thông tin, UBND tỉnh vừa chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Long Mỹ sử dụng công nghệ đốt rác phát điện với hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Theo đó, Dự án có diện tích đất dự kiến sử dụng là 100.401 m2 được thực hiện tại ô A5 và ô A6 thuộc Khu xử lý chất thải rắn Long Mỹ, xã Phước Mỹ, TP. Quy Nhơn; công suất thiết kế 500 tấn chất thải rắn sinh hoạt/ngày đêm (có phát điện với công suất phù hợp); tiến độ thực hiện dự án không quá 2 năm.
Dự án có phạm vi phục vụ cho TP. Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, huyện Tuy Phước và xã Canh Vinh (huyện Vân Canh) và sẽ gia tăng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt dựa trên nhu cầu thực tế, mở rộng phạm vi phục vụ.
Dự kiến, tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án là 1.500 tỷ đồng. Đây là chi phí đầu tư xây dựng thực hiện (không bao gồm chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng), Nhà nước giao mặt bằng sạch và tổ chức đầu tư hạ tầng đến hàng rào của Dự án.
Về chi phí xử lý rác thải, UBND tỉnh Bình Định quy định không quá 430.000 đồng/tấn (đã bao gồm thuế VAT và các chi phí xử lý tro bay, tro xỉ, chất thải thứ cấp hình thành từ quá trình tiếp nhận, xử lý chất thải rắn sinh hoạt).
Chi phí trên được ổn định trong vòng 3 năm đầu kể từ khi nhà máy đưa vào vận hành chính thức. Sau 3 năm, Bình Định sẽ cập nhật, điều chỉnh tăng giá với tần suất tăng giá là 2 năm/lần (hệ số giá tăng được tính theo chỉ số CPI trung bình của 2 năm trước đó).
UBND tỉnh Bình Định cho biết, lộ trình tăng giá này là lộ trình tăng giá tối đa, khuyến khích các nhà đầu tư có lộ trình tăng giá theo hướng tiết kiệm hơn cho ngân sách Nhà nước. Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường (nếu có), nhà đầu tư thực hiện theo hợp đồng thỏa thuận với các chủ nguồn thải.
Theo UBND tỉnh Bình Định, Dự án được thực hiện nhằm xử lý triệt để chất thải rắn sinh hoạt (và chất thải công nghiệp thông thường nếu nhà đầu tư có nhu cầu) với công nghệ đốt rác phát điện; chất thải thứ cấp (tro xỉ) sau khi xử lý được tái sử dụng, tái chế, góp phần giảm chôn lấp chất thải, cải thiện môi trường, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng và phát triển đô thị bền vững.
Đối với nhà đầu tư, UBND tỉnh Bình Định yêu cầu xây dựng nhà máy phải sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, xử lý triệt để mùi hôi, tro bụi, không yêu cầu phân loại rác tại nguồn; máy móc, thiết bị, dây chuyền xử lý phải đảm bảo đầu tư mới, chưa qua sử dụng.

-
Kịch bản mới cho nền kinh tế -
Quảng Trị: Một số dự án hạ tầng cơ bản còn vướng giải phóng mặt bằng -
Hà Nội phê quyệt Quy hoạch chi tiết Khu chức năng đô thị Thượng Cát -
Triển khai công tác giải phóng mặt bằng đường sắt tốc độ cao Bắc Nam qua Đắk Lắk -
Dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1: Chuyển động mạnh mẽ, hướng tới đích phát điện 2027 -
Hà Nội thúc tiến độ, sẵn sàng khởi công các tuyến metro trong năm 2025 -
Nhà máy điện gió Hải Anh, Quảng Trị sẽ khánh thành vào ngày 19/8/2025
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One