-
Các bị cáo trong vụ Xuyên Việt Oil nói lời sau cùng -
Vụ Xuyên Việt Oil: Viện Kiểm sát đối đáp các quan điểm bào chữa -
Xét xử phúc thẩm, bà Trương Mỹ Lan xin cơ chế xử lý đặc biệt vì vụ án quá "kinh khủng" -
Bắt 3 giám đốc ở Khánh Hòa về hành vi vi phạm đấu thầu và nhận hối lộ -
Cựu Chủ tịch Bình Thuận bị truy tố khung hình phạt cao nhất 20 năm tù -
Vụ Xuyên Việt Oil: Bị cáo Hoàng Anh Tuấn nhận sai, xin thêm tình tiết giảm nhẹ
Tại Khu chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ, tỉnh Bình Định đã xây dựng Nhà máy xử lý nước thải ở Long Mỹ. |
Hủy thầu dự án
Dự án Nhà máy Xử lý rác sinh hoạt tại Bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ (TP. Quy Nhơn) được UBND tỉnh Bình Định đồng ý chủ trương chấp thuận doanh nghiệp thực hiện vào ngày 31/7/2020. Chủ đầu tư là Liên danh Công ty TNHH Xuân Hiếu và Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Nam Thành (Ninh Thuận).
Doanh nghiệp dự án là Công ty TNHH Đầu tư Nam Thành Xuân Hiếu đã thực hiện san lấp mặt bằng, mở tuyến đường công vụ đấu nối vào dự án, đang hoàn thiện Hồ sơ thiết kế kiến trúc thi công xây dựng.
Ngày 10/2/2023, UBND tỉnh Bình Định thống nhất thời gian bắt đầu triển khai xây dựng nhà máy là cuối năm 2023, do phải hoàn thành việc đổ thải vật liệu thải của tuyến đường cao tốc Bắc - Nam. Song theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định, đến nay, nhà đầu tư vẫn chưa ký kết hợp đồng.
Trước đó, vào ngày 1/9/2020, Ban Quản lý dịch vụ công ích TP. Quy Nhơn đã tổ chức đàm phán thương thảo với đại diện Liên danh nhà đầu tư sử dụng hợp đồng đặt hàng theo mẫu quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP, ngày 10/4/2019 của Chính phủ, nhưng nhà đầu tư không thống nhất.
Tiếp đến, ngày 6/4/2023, sau khi điều chỉnh nội dung hợp đồng trên cơ sở gửi dự thảo hợp đồng đến nhà đầu tư để tham gia ý kiến, UBND TP. Quy Nhơn mời nhà đầu tư đến thương thảo hợp đồng và ký kết, nhưng nhà đầu tư chưa thống nhất về nội dung số tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng (1% tổng mức đầu tư) và kiến nghị UBND tỉnh về đơn giá dịch vụ để bảo đảm hiệu quả đầu tư (tăng từ 225.000 đồng/tấn lên 340.000 - 370.000 đồng/tấn).
Tuy nhiên, với 2 kiến nghị trên của nhà đầu tư, UBND tỉnh Bình Định đã không đồng ý tại Văn bản số 601/UBND-KT, ngày 10/2/2023.
Vì lý do “đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không thành công”, ngày 29/6/2023, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã ký quyết định hủy thầu và thu hồi quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án Nhà máy Xử lý rác sinh hoạt tại Bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ.
Nhà đầu tư đề xuất thay đổi công nghệ
Thực tế, trước khi UBND tỉnh Bình Định ra quyết định hủy thầu, nhà đầu tư đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị thay đổi công nghệ tại Dự án.
Theo đó, tại Văn bản số 03/CV-LDNDT ngày 15/5/2023, Liên danh nhà đầu tư đề nghị xem xét thay đổi công nghệ xử lý rác của Dự án cho phù hợp với hiện nay (gồm công nghệ bằng hầm ủ sinh khí; áp dụng 2 dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị khác nhau cho công đoạn xử lý rác hữu cơ; đề xuất xây dựng một lò đốt với công suất 1 tấn/giờ để đốt thu hồi năng lượng và phát điện).
Song theo đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, việc thay đổi công nghệ sẽ phát sinh chi phí và thay đổi đơn giá xử lý rác, trong khi nhà đầu tư chưa đề xuất tổng mức đầu tư đối với phương án thay đổi công nghệ và chi phí thay đổi tăng bao nhiêu so với tổng mức đầu tư (160 tỷ đồng) của phương án trước đây.
“Đồng thời, đề xuất không phù hợp với hồ sơ tham gia mời thầu trước đây và Hợp đồng nguyên tắc chuẩn bị ký kết, nên đề xuất của nhà đầu tư chưa được xem xét”, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định thông tin.
Chọn công nghệ đốt rác phát điện
Sau khi ban hành quyết định hủy thầu, ngày 2/8/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã đồng ý chủ trương triển khai Dự án Nhà máy Xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Khu xử lý chất thải rắn Long Mỹ sử dụng công nghệ đốt rác phát điện.
Theo kế hoạch này, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xã hội hóa với thời gian hoàn thành ngày 15/10/2023; tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và xác định nhà đầu tư được lựa chọn trong quý IV/2023.
UBND tỉnh Bình Định đặt mục tiêu nhà đầu tư ký hợp đồng vận hành, cung cấp rác, tiền xử lý rác… với UBND TP. Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, huyện Tuy Phước (mở rộng thêm thị xã An Nhơn so với ban đầu) trong tháng 8/2025.
Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh thừa nhận, địa phương chưa có nhà máy xử lý rác thải nào được đầu tư bài bản (về mặt công nghệ). Trong khi đó, đặc thù của dự án nhà máy xử lý rác rất “kén” nhà đầu tư và với công nghệ đốt rác phát điện, vốn đầu tư rất lớn, lên đến hàng trăm triệu USD.
Ngoài ra, công nghệ này yêu cầu khối lượng rác đầu vào tương đối lớn, đến vài ngàn tấn, trong khi tại TP. Quy Nhơn, khối lượng ở mức trên dưới 500 tấn sẽ không đủ đáp ứng.
-
Cựu Chủ tịch Bình Thuận bị truy tố khung hình phạt cao nhất 20 năm tù -
Vụ Xuyên Việt Oil: Bị cáo Hoàng Anh Tuấn nhận sai, xin thêm tình tiết giảm nhẹ -
Vụ Xuyên Việt Oil: Bị cáo Đỗ Thắng Hải xin tòa khoan hồng cho cấp dưới -
Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng nhân sự online vào ngân hàng -
Quảng Ngãi: Đầu tư công trình nước sạch tiền tỷ rồi bỏ hoang -
Phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan: Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho Trương Khánh Hoàng -
Phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan: Viện Kiểm sát không xem xét giảm nhẹ thêm cho bà Nhàn
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử