
-
Đề xuất tách Dự án Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku thành 3 dự án thành phần
-
Hải Phòng đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm
-
THACO đề xuất làm tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành và tuyến metro số 2 TP.HCM
-
Dự án Bệnh viện đa khoa quốc tế Nhơn Bình đã có chủ đầu tư
-
Bình Định tiếp tục thu hút nhiều chủ đầu tư thực hiện dự án cụm công nghiệp -
Hà Nội đầu tư hơn 87 tỷ đồng cải tạo hồ chứa nước tại huyện Ba Vì
UBND tỉnh Bình Dương vừa có cuộc họp tổng kết kế hoạch triển khai “chiến dịch cao điểm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công”, thực hiện từ ngày 08/12/2022 đến 31/01/2023.
Dù đã mở chiến dịch đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhưng kết quả thực hiện giải ngân của Bình Dương vẫn không đạt so với kế hoạch đề ra.
![]() |
Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT 746 có tỷ lệ giải ngân rất thấp |
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương, năm 2022 (hết niên độ tính đến ngày 31/1/2023), tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh chỉ đạt 74,4%. Trong đó, các công trình trọng điểm đạt tỷ lệ giải ngân 66,3% (không đạt so với kế hoạch đề ra là 95%).
Các dự án trọng điểm có tỷ lệ giải ngân thấp như mua thiết bị Bệnh viện đa khoa 1.500 giường; xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai (Cầu Bạch Đằng 2); nâng cấp, mở rộng đường ĐT746 (đoạn từ ngã ba Tân Thành đến ngã ba Hội Nghĩa).
Bước sang năm 2023, thách thức giải ngân vốn đầu tư công đối với Bình Dương sẽ còn lớn hơn nữa khi số vốn được giao cao nhất từ trước đến nay.
Cụ thể, vốn đầu tư công của Bình Dương năm 2023 tính cả vốn địa phương và vốn Trung ương là 21.817 tỷ đồng. Đây là thách thức và áp lực rất lớn cho Bình Dương nếu như không có các giải pháp kịp thời ngay từ đầu năm.
Tại cuộc họp tổng kết kế hoạch triển khai chiến dịch cao điểm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công diễn ra hôm 1/2, ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tỉnh sẽ ban hành chỉ thị liên quan đến đầu tư công năm 2023 dựa trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện giải ngân đầu tư công năm 2022.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành phải đôn đốc công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm gồm đường Vành đai 3, TP.HCM, đường Thủ Biên - Đất Cuốc.
Để tránh tình trạng giải ngân đầu tư công thấp như năm 2022, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu giải ngân được 25% mỗi quý. Vì vậy, ngay từ đầu năm 2023, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã đốc thúc các chủ đầu tư hoàn tất các thủ tục cần thiết để thi công dự án không để tập trung vào cuối năm, dẫn đến không kịp giải ngân vốn theo kế hoạch.

-
Bình Định tiếp tục thu hút nhiều chủ đầu tư thực hiện dự án cụm công nghiệp -
Hà Nội đầu tư hơn 87 tỷ đồng cải tạo hồ chứa nước tại huyện Ba Vì -
Khai mở những tuyến đường kết nối các địa phương sáp nhập -
Hợp lực chiến lược: Tạo đà cho Quảng Ngãi bứt phá mạnh mẽ -
KinderWorld và Novaland ký bản Ghi nhớ về Phát triển các Dự án Giáo dục Quốc tế tại Khu đô thị Aqua City -
Chốt phương án đầu tư trạm dừng nghỉ trên cao tốc Dầu Giây - Tân Phú -
Giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương cho các bộ, địa phương
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách