
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29
-
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách
UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Quyết định số 3679/QĐ-UBND về việc giao vốn đầu tư công năm 2023 (vốn ngân sách địa phương).
Theo quyết định, tổng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công năm 2023 từ ngân sách của tỉnh là 18.675 tỷ đồng. So với năm 2022, nguồn vốn ngân sách địa phương dành cho đầu tư công của Bình Dương tăng gấp 2,17 lần.
Cộng gộp cả nguồn vốn ngân sách Trung ương năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao thì tổng kế hoạch đầu tư công năm 2023 của Bình Dương là 21.817 tỷ đồng. Đây là số vốn đầu tư công được giao cao nhất từ trước đến nay.
Việc Bình Dương được giao vốn đầu tư công cao hơn so với các năm trước nhằm đẩy mạnh đầu tư các dự án hạ tầng liên kết vùng như đường Vành đai 3, Vành đai 4 (TP.HCM) đoạn qua Bình Dương; đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành; đường ven sông Sài Gòn từ Thủ Dầu Một đến Thuận An.
![]() |
Tuyến đường ĐT 746 vừa được tỉnh Bình Dương khởi công mở rộng ngày 30/12/2022 với tổng mức đầu tư 1.492 tỷ đồng từ vốn ngân sách |
Liên quan đến việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, tỉnh Bình Dương đã ban hành kế hoạch số 6523/KH-UBND, về triển khai chiến dịch cao điểm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
Chiến dịch được triển khai từ ngày 08/12/2022 đến 31/01/2023. Trong bản kế hoạch tỉnh Bình Dương đã giao chỉ tiêu tỷ lệ giải ngân cho 16 cơ quan, đơn vị và đề ra 12 nhiệm vụ cụ thể để các cơ quan, đơn vị thực hiện theo tiến độ.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương, trước khi ban hành kế hoạch, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 (bao gồm vốn năm 2021 kéo dài sang năm 2022) mới đạt 38,7%; ước tính đến ngày 05/01/2023, tỷ lệ giải ngân đạt 58,2% và đến ngày 31/01/2023 là 83,4%.
Số vốn dự kiến giải ngân không đạt chủ yếu nằm ở các dự án như xây dựng đường từ cầu Tam Lập đến Đồng Phú; xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai (Cầu Bạch Đằng 2); Bệnh viện đa khoa 1500 giường; bồi thường, giải phóng mặt bằng trục thoát nước Bưng Biệp – Suối Cát (đoạn thuộc TP.Thuận An)...
Nguyên nhân dẫn đến giải ngân đầu tư công không đạt theo kế hoạch do khó khăn, vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư, quản lý dự án…
-
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Gỡ vướng cho các dự án, giải phóng nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách -
Hà Nội đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng làm 5,15 km đường Vành đai 3 và cầu Tứ Liên -
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Thông xe cao tốc nối Bình Định và Phú Yên đúng dịp 2/9 -
Hà Nội đầu tư hơn 330 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 419 -
Chính thức công bố mở bến cảng số 3 - Khu bến cảng Lạch Huyện
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng