-
Tham gia thị trường carbon: "Cuộc chơi không thể từ chối" -
Bến Tre tăng cường bảo vệ môi trường bền vững -
Doanh nghiệp hiện thực hoá sản xuất xanh bằng sản phẩm -
TP.HCM: Khánh thành nhà máy xử lý nước thải trị giá 11.300 tỷ đồng -
TP.HCM vinh danh 98 doanh nghiệp xanh năm 2024 -
Phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản để đáp ứng với quy mô hơn 100 triệu dân
Hình thức này giúp 100% rác thải sinh hoạt được xử lý theo hướng tuần hoàn, thân thiện môi trường. Bằng giải pháp trên BIWASE biến rác thải thành tài nguyên đô thị.
Bãi tập kết rác thải sinh hoạt BIWASE lúc còn hoạt động |
Ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (BIWASE) cho hay, việc dừng tiếp nhận xe chở rác thải sinh hoạt từ các huyện thị, thành phố trong tỉnh Bình Dương vào đổ tại các bể ủ, hố chôn lấp thuộc bãi rác Chi nhánh Xử lý chất thải đặt tại phường Chánh Phú Hoà, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương là bước ngoặc quan trọng, đánh dấu sự chuyển đổi đi lên từ hình thức xử lý hạn chế chôn lấp sang ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại. Rác thải sinh hoạt được BIWASE xử lý triệt để theo hướng tuần hoàn, thu hồi nhiệt để phát điện, chất hữu cơ để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, tro xỉ lò đốt sản xuất vật liệu xây dựng…
BIWASE thành lập đội giám sát hoạt động hướng dẫn phương tiện vào đổ rác đúng quy định, quy trình xử lý; đồng thời nhân viên giám sát cũng có mặt tại các bể ủ, hố chôn lấp cũ để hướng dẫn phương tiện quay lại đổ rác ngay các phễu tiếp nhận, không được đổ rác sai quy định.
Bằng hình thức xử lý hạn chế chôn lấp, thu hồi biogas phát điện nhiều năm qua Bình Dương đã không xảy ra quá tải, ùn ứ rác thải. |
Thời gian qua, BIWASE xử lý rác thải sinh hoạt bằng hình thức hạn chế chôn lấp. Toàn bộ bãi rác được phủ bạt để tránh phát tán mùi và ủ chín, thu hồi biogas phát điện thông qua các giếng khoan lấy khí biogas.
Đến nay, tổ hợp turbine phát điện 5 MW vận hành bằng nhiệt thu hồi từ lò đốt do BIWASE thiết kế lắp đặt đã đi vào vận hành thử nghiệm. Rác thải sinh hoạt sau khi được các xe chở rác đổ vào phễu sẽ theo băng chuyền đi qua sàn phân loại tách hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất phân bón.
Phần còn lại sẽ theo bằng chuyển đi vào buồng sấy trước khi đi vào buồng đốt, thu hồi nhiệt vận hành turbine phát điện. Năng lượng phát sinh trong quá trình hoạt động tiếp tục được hệ thống thu hồi đưa trở lại buồng sấy nhằm làm khô rác thải trước khi đưa vào lò đốt, giúp quá trình đốt cháy hoàn toàn.
Tro xỉ lò đốt chiếm khoảng 8% lượng rác thải ban đầu sẽ được thu hồi làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.
Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương Nguyễn Văn Lợi (thứ ba từ phải sang) vui mừng khi thăm tổ hợp turbine phát điện từ lò đốt rác thải sinh hoạt do BIWASE thiết kế lắp đặt. |
Quy trình xử lý trên được ông Nguyễn Văn Thiền mô tả: “100% rác thải sinh hoạt được BIWASE xử lý theo hướng tuần hoàn, thân thiện môi trường. BIWASE đã biến rác thải sinh hoạt thành tài nguyên đô thị”.
-
SASCO khởi động chiến dịch "Ươm mầm nhỏ, vươn khát vọng xanh" -
Ba khó khăn lớn nhất của Việt Nam trong việc giảm phát thải ròng bằng 0 -
TS Nguyễn Minh Thảo: Phát triển xe xanh cần có những giai đoạn chuyển tiếp -
Doanh nghiệp xanh với chiến lược bền vững và tư duy sinh thái -
TP.HCM: Khánh thành nhà máy xử lý nước thải trị giá 11.300 tỷ đồng -
TP.HCM vinh danh 98 doanh nghiệp xanh năm 2024 -
Ajinomoto Việt Nam: Phát triển bền vững đi đôi với sức khỏe và hạnh phúc của cộng đồng
- Japfa trao 300 phần quà hỗ trợ học sinh đến trường
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế