
-
Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC
-
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển
-
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan
-
Becamex IDC giảm 150 triệu cổ phiếu chào bán ra công chúng thông qua đấu giá trên HoSE
-
Thép Tiến Lên tiếp tục kế hoạch chào bán 112,32 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
Liên tục thâu tóm cảng biển, Viconship phải tìm dòng tiền mới
Nhựa thiếu niên Tiền Phong vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2021.
Quý IV/2021, công ty này ghi nhận doanh thu thuần tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái (đạt hơn 1.460 tỷ đồng) song giá vốn tăng 44% nên lợi nhuận gộp chỉ còn 271 tỷ đồng, tương đương chỉ bằng 80% cùng kỳ.
Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp tăng gần 70%, chi phí tài chính tăng 11%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 30% so với cùng kỳ năm 2020,…
Nhờ khoản lợi nhuận từ công ty liên kết gấp 4.4 lần cùng kỳ đã kéo tăng khoản lãi ròng của Nhựa thiếu niên Tiền Phong lên 117,6 tỷ đồng trong quý cuối năm 2021, tăng gần 12% so với quý IV/2020.
Trong quý IV/2021, công ty này đã trả nợ gốc vay 2.899 tỷ đồng và vay thêm 3.564 tỷ đồng.
![]() |
Kết quả kinh doanh của Nhựa thiếu niên Tiền Phong năm 2021 so với năm 2020 (Đvt: tỷ đồng). |
Tính đến cuối năm 2021, tổng cộng tài sản của Nhựa thiếu niên Tiền Phong tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với đầu năm (tương đương tăng gần 26%), lên 4.898 tỷ đồng.
Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng 62%, lên 2.721 tỷ đồng với khoản lớn nhất là hơn 1.000 tỷ đồng hàng tồn kho.
Tiền và các khoản tương đương tiền đến cuối kỳ của doanh nghiệp này tăng gần 4 lần so với đầu năm do gia tăng các khoản tương đương tiền (với 700 tỷ đồng).
Năm vừa qua, Nhựa thiếu niên Tiền Phong có hơn 26 tỷ đồng lãi tiền gửi, tiền cho vay (trong khi năm 2020 chỉ có hơn 1 tỷ đồng), nhận 5,8 tỷ đồng cổ tức từ Công ty cổ phần Bao bì Tiền Phong, Công ty cổ phần Cấp thoát nước Hà Giang, Công ty cổ phần cấp nước Thủ Dầu Một và Công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Nam Định (trong đó, khoản lớn nhất từ Kinh doanh nước sạch Nam Định với hơn 3 tỷ đồng).
![]() |
Hàng tồn kho của Nhựa thiếu niên Tiền Phong vào thời điểm đầu và cuối năm 2021 (Đvt: đồng Việt Nam). |
Về khoản chi phí tài chính, trong năm 2021, công ty này lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 839 triệu đồng (gấp 3 lần năm 2020).
Hàng tồn kho đến cuối năm 2021 của Nhựa thiếu niên Tiền Phong vượt mức 1.000 tỷ đồng, tăng hơn 400 tỷ đồng so với đầu năm.
Nợ phải trả đến cuối năm của công ty này cũng tăng 886 tỷ đồng (tương đương tăng gần 68%), lên hơn 2.190 tỷ đồng; trong đó phần lớn là nợ ngắn hạn.
Trong khoản nợ ngắn hạn 2.175 tỷ đồng của Nhựa thiếu niên Tiền Phong, khoản vay và nợ thuê tài chính là 1.593 tỷ đồng, tăng 75% so với hồi đầu năm ngoái.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối kỳ tăng nhẹ lên gần 493 tỷ đồng.
Thị giá NTP tăng gần 62% trong năm vừa qua, dừng ở mức 60.000 đồng/cp và tăng xấp xỉ 9% từ đầu năm nay đến nay (tính đến phiên giao dịch ngày 21/1).

-
Nhiệt điện Phả Lại lên tiếng về việc dây chuyền 1 kinh doanh thua lỗ liên tục -
Becamex IDC giảm 150 triệu cổ phiếu chào bán ra công chúng thông qua đấu giá trên HoSE -
Thép Tiến Lên tiếp tục kế hoạch chào bán 112,32 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
Liên tục thâu tóm cảng biển, Viconship phải tìm dòng tiền mới -
ĐHĐCĐ SASCO: Chia cổ tức cao kỷ lục, định hướng chiến lược hướng sân bay Long Thành -
Ông Phạm Ngọc Thuận bất ngờ từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc tại Becamex IDC -
Vietnam Airlines đặt mục tiêu 116.715 tỷ đồng doanh thu, 5.119 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2025
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh