-
TKV đặt mục tiêu đạt lợi nhuận 3.400 tỷ đồng -
Khu công nghiệp Liên Hà Thái: Những đích đến đang về cùng mùa xuân -
Kỷ lục mới của thương mại Việt Nam -
Vietnam Airlines chào đón những hành khách đầu tiên nhân dịp năm mới 2025 -
Vietjet hoàn thành mục tiêu 10 tàu bay mới trong năm 2024 -
“Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025
Bộ Công thương đề nghị doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu nước ngoài hợp tác trong vụ việc điều tra lẩn tránh thuế đối với đường mía. |
Nhằm phục vụ cho quá trình điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương vừa có thông báo gửi bản câu hỏi điều tra cho các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu nước ngoài. Thời hạn để trả lời bản câu hỏi điều tra là trước 17h00 ngày 1/12/2021.
Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, Cơ quan điều tra đề nghị tất cả các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài có liên quan tham gia, hợp tác đầy đủ trong suốt quá trình điều tra.
Nội dung bản trả lời của các doanh nghiệp sẽ là căn cứ để Cơ quan điều tra xem xét và đưa ra kết luận điều tra của vụ việc.
Trong trường hợp Cơ quan điều tra không nhận được thông tin trả lời đúng hạn của các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài hoặc trong trường hợp thông tin cung cấp không chính xác, không đầy đủ theo yêu cầu thì Cơ quan điều tra sẽ sử dụng thông tin sẵn có để đưa ra kết luận theo quy định tại Điều 75 Luật Quản lý ngoại thương.
Cách thức trả lời các phần trong bản câu hỏi, số lượng phải nộp, hình thức nộp và thời hạn nộp được hướng dẫn chi tiết trong Bản câu hỏi. Do đó, Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp và cơ quan có thẩm quyền đọc kỹ hướng dẫn trước khi trả lời và nộp bản trả lời đúng thời hạn.
Trước đó, ngày 21/9/2021, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 2171/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía từ các nước Camphuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar trên cơ sở hồ sơ yêu cầu của đại diện ngành sản xuất trong nước và Hiệp hội Mía đường Việt Nam.
Số liệu nhập khẩu của cơ quan hải quan cho thấy, lượng nhập khẩu đường được khai báo là có xuất xứ từ 5 nước ASEAN nói trên trong giai đoạn sau khi Việt Nam khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với đường mía từ Thái Lan (từ tháng 10/2020 đến tháng 6/2021) đã tăng mạnh so với giai đoạn 9 tháng trước đó.
Cụ thể, lượng nhập khẩu tăng từ 107.600 tấn lên 527.200 tấn. Trong khi đó, lượng nhập khẩu đường có xuất xứ từ Thái Lan vào Việt Nam đã giảm gần 38%, từ 955.500 tấn xuống còn 595.000 tấn.
-
Kỷ lục mới của thương mại Việt Nam -
Vietnam Airlines chào đón những hành khách đầu tiên nhân dịp năm mới 2025 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 1/1/2025 -
Vietjet hoàn thành mục tiêu 10 tàu bay mới trong năm 2024 -
“Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025 -
Doanh nghiệp thành phố Thái Bình hướng về người nghèo dịp Tết Nguyên Đán 2025 -
Dấu ấn mới trên hành trình phát triển bền vững của ROX Group
-
1 Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
2 Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
3 Năm 2025 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá để về đích -
4 “Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/1
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM