
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 16/4/2025
-
TP.HCM: Doanh nghiệp đồng hành cùng 50 năm phát triển
-
Bộ Công thương yêu cầu tăng kiểm tra, giám sát xuất xứ hàng hóa trong tình hình mới
-
TP.HCM tôn vinh 50 doanh nghiệp tiêu biểu nhân 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
-
Tập đoàn SK (Hàn Quốc) tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư vào Nghệ An -
Doanh nghiệp thẩm định giá cần tiếp tục chấn chỉnh hoạt động kinh doanh
![]() |
Doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ quy định phòng vệ thương mại của Mỹ. |
Nguồn tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương), Mỹ đã chính thức thông báo ban hành quy định mới về Phòng vệ thương mại, có hiệu lực kể từ đầu năm 2025.
Cụ thể, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số quy định hiện hành như luật hóa các thủ tục và phương pháp đang áp dụng trên thực tế.
Đồng thời, xây dựng hoặc sửa đổi các quy định pháp lý liên quan đến một số vấn đề bao gồm: Thu tiền đặt cọc, việc lựa chọn quốc gia thay thế; thời hạn nộp thông tin thực tế mới; thuế suất riêng rẽ; lựa chọn các bị đơn để điều tra; áp dụng dữ liệu bất lợi sẵn có; các khoản trợ cấp và một số sửa đổi khác.
Đáng nói, quy định sửa đổi lần này được ban hành chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm kể từ lần sửa đổi gần nhất (có hiệu lực ngày 24 tháng 4 năm 2024).
Liên quan đến nội dung lựa chọn bị đơn bắt buộc và bị đơn tự nguyện, DOC bổ sung quy định luật hóa phương pháp lựa chọn số lượng hợp lý bị đơn bắt buộc trong điều tra và rà soát chống bán phá giá/chống trợ cấp.
Theo đó, các nhà xuất khẩu lớn nhất về lượng được coi là đại diện cho các nhà xuất khẩu khác không được lựa chọn làm bị đơn bắt buộc và mức thuế được tính cho bị đơn bắt buộc là cơ sở để tính mức thuế cho những nhà xuất khẩu khác.
DOC có thể hủy bỏ việc chọn một bị đơn bắt buộc nếu bị đơn và nguyên đơn đồng ý miễn trừ trong vòng 5 ngày sau khi chọn và bổ sung quy định lựa chọn bị đơn tự nguyện trong điều tra/rà soát.
Về áp dụng dữ liệu bất lợi sẵn có, bổ sung quy định cho phép DOC có thể áp dụng một phần hoặc toàn bộ các dữ liệu bất lợi sẵn có khi doanh nghiệp/Chính phủ xuất khẩu không hợp tác; có thể sử dụng bất kỳ biên độ trợ cấp đã tính toán cho các chương trình giống hệt hoặc tương tự của cùng một quốc gia hoặc bất kỳ chương trình nào khác mà DOC cho là hợp lý khi áp dụng dữ liệu bất lợi sẵn có trong vụ việc chống trợ cấp.
Đối với các khoản trợ cấp. DOC bổ sung quy định xác định trợ cấp thông qua mua hàng của Chính phủ từ một doanh nghiệp với giá cao hơn giá trị thị trường thực tế (MTAR), có mang lại lợi ích không chính đáng cho doanh nghiệp không.
Quy định mới cũng cho phép việc một công ty có thể nhận được trợ cấp xuất khẩu liên quan đến lợi ích từ việc miễn hoặc giảm thuế trực thu (ví dụ thuế thu nhập) hoặc thuế gián thu (ví dụ thuế nhập khẩu) hoặc phí nhập khẩu trong trường hợp thuế do công ty phải trả khi có chương trình này ít hơn khi không có chương trình này, bao gồm cả do công ty nằm trong khu vực phi thuế quan do Chính phủ xuất khẩu thành lập.
Nếu công ty nhận trợ cấp là công ty cổ phần, bao gồm một công ty mẹ có hoạt động kinh doanh riêng, DOC sẽ phân bổ khoản trợ cấp theo doanh thu hợp nhất của công ty mẹ và các công ty con.
DOC bỏ quy định các khoản trợ cấp liên kết toàn diện, trợ cấp nông nghiệp và trợ cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ không phải là “riêng biệt” và bổ sung quy định cứu trợ thiên tai, đại dịch và trợ cấp hỗ trợ việc làm cho những nhóm lao động theo phân loại chung (như độ tuổi, giới tính và/hoặc tình trạng khuyết tật, cựu chiến binh hoặc tình trạng thất nghiệp dài hạn) mà không chỉ hạn chế với các ngành/doanh nghiệp cụ thể không phải là “riêng biệt”, do đó không bị áp thuế chống trợ cấp.
Bổ sung quy định cho phép áp dụng một mức thuế trợ cấp duy nhất trên toàn quốc nếu không xác định được mức thuế riêng rẽ và làm rõ rằng mức thuế suất toàn quốc (wide-entity rate) của một nước có nền kinh tế phi thị trường không giống với mức thuế suất khác (all-others rate) của các nước có nền kinh tế thị trường.
Mỹ hiện là quốc gia áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại nhất thế giới, đây cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Mỹ tiến hành nhiều nhất các vụ điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam, do đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ cần đặc biệt chú ý tới các nguy cơ kiện phòng vệ thương mại.
Riêng năm 2024, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt với 32 vụ việc phòng vệ thương mại nước ngoài mới khởi xướng phát sinh từ 12 thị trường (tăng hơn gấp đôi so với năm ngoái (năm 2023 có 15 vụ việc), và 1/3 trong số này do Mỹ khởi xướng.
Để bảo vệ lợi ích chính đáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị hiệp hội và các doanh nghiệp xuất khẩu nghiên cứu kỹ quy định phòng vệ thương mại của Mỹ trong quá trình xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này.
-
Doanh nghiệp thẩm định giá cần tiếp tục chấn chỉnh hoạt động kinh doanh -
“Bay khắp thế giới, Làm mới chính mình” - Câu thần chú khiến hành khách Vietjet không thể ngồi yên -
Đà Nẵng không yêu cầu doanh nghiệp thay đổi thông tin do thay đổi địa giới hành chính -
Tạm dừng xuất nhập khẩu qua Hữu Nghị một số khung giờ trong 3 ngày -
Doanh nghiệp nhà nước đã làm gì trong chuyển đổi số? -
Việt Nam - Hàn Quốc tận dụng các FTA, sớm đưa thương mại song phương lên 150 tỷ USD -
Sắp diễn ra sự kiện kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc CICON 2025
-
CMC tại WIS 2025: Bước tiến chiến lược trong hành trình Go Global
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Doanh nghiệp chung tay đưa điện mặt trời đến vùng cao
-
Thị trường tín dụng bứt tốc: Tín hiệu phục hồi mạnh mẽ trong ba tháng đầu năm 2025
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Chế biến chế tạo
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí