-
Xử lý vấn đề chưa dự liệu được hết khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy -
Doanh nghiệp cảng biển trước cơ hội bứt tốc -
Chính phủ thống nhất trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC -
EVNSPC: Đóng điện thành công 3 công trình 110 kV trước Tết Ất Tỵ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 22/1/2025 -
Chi hơn 19 tỷ USD nhập thép và sản phẩm từ sắt thép
Bộ Công Thương cho rằng, cần tránh tình trạng “cát cứ”, không thống nhất gây khó khăn cho việc phục hồi các chuỗi cung ứng. |
Tín hiệu phục hồi sản xuất
Theo báo cáo về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 10 tháng năm 2021 của Bộ Công Thương, sau 1 tháng nới lỏng giãn cách, tình hình dịch Covid-19 tại nhiều địa phương nhất là TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đã có những chuyển biến tích cực.
Hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 10 đã có những dấu hiệu phục hồi nhẹ khi chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 10/2021 ước tính tăng 6,9% so với tháng trước, dù vẫn giảm nhẹ (giảm 1,6%) so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó: Ngành khai khoáng tăng 9% so với tháng trước nhưng giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước; Ngành chế biến, chế tạo tăng 6,7% so với tháng trước nhưng giảm 1,6% so với cùng kỳ; Sản xuất và phân phối điện tăng 7,5% so với tháng trước và tăng 2,4% so với cùng kỳ; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 1,5% so với cùng kỳ.
Tính chung 10 tháng năm 2021, IIP của toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 2,7% của cùng kỳ năm 2020 nhưng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 9,5% của cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,5% (cùng kỳ năm 2020 tăng 4,2%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,1% (cùng kỳ năm 2020 tăng 3,2%); ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,4% (cùng kỳ năm 2020 tăng 4,1%); riêng ngành khai khoáng giảm 7% (cùng kỳ năm 2020 giảm 8,1%).
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, nhìn chung, hoạt động sản xuất công nghiệp tháng 10 đang dần hồi phục sau ảnh hưởng của việc bùng phát dịch vừa qua. Tuy nhiên, tính chung 10 tháng qua, ngành công nghiệp vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề.
Nguyên nhân là vẫn còn một số địa phương tổ chức các biện pháp phòng chống dịch cao hơn quy định Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế; Một số tỉnh như: Hà Nội, Tiền Giang, Cà mau... chậm ban hành các hướng dẫn đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc dần hồi phục các hoạt động sản xuất, đặc biệt là các khó khăn về lao động.
Việc xử lý, tháo gỡ, khôi phục sản xuất tại một số địa phương còn chưa được quan tâm đúng mức, hoạt động của doanh nghiệp đình trệ tác động đến phát triển sản xuất nói riêng và tăng trưởng nền kinh tế nói chung.
Kỳ vọng 2 tháng cuối năm
Bộ Công Thương dự báo, từ tháng 11/2021, nếu đà kiểm soát dịch bệnh theo chiều hướng khả quan, các biện pháp hỗ trợ, khôi phục nền kinh tế được triển khai đồng bộ, khả năng sản xuất công nghiệp trong 2 tháng cuối năm sẽ tăng trưởng cao hơn.
Tuy nhiên, để sản xuất công nghiệp sớm hồi phục trở lại, Bộ Công Thương cho rằng, cần sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong việc triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP, bảo đảm tối đa lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu, tạo điều kiện cho người lao động trở lại làm việc, tránh tình trạng “cát cứ”, không thống nhất... gây khó khăn cho việc phục hồi chuỗi cung ứng nguyên vật liệu và lao động cho hoạt động sản xuất.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải lưu ý, điều quan trọng phải bảo đảm cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu, năng lượng để đáp ứng yêu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh; Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án công nghiệp quan trọng; hỗ trợ tối đa các nhà máy duy trì và khôi phục sản xuất để giữ đơn hàng, chuỗi cung ứng.
Thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường trong và ngoài nước (từ các cơ hội thị trường xuất khẩu do các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại), thương mại điện tử, kết nối giữa nhà sản xuất và các nhà phân phối, tiêu thụ.
Về dài hạn, Bộ Công Thương khẳng định, cần thống nhất nguồn lực từ Trung ương đến địa phương tập trung đầu tư, phát triển các dự án công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp nền tảng, các ngành sản xuất xuất khẩu chủ lực như công nghiệp vật liệu, công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, ô tô, dệt may, da - giày, điện - điện tử, chế biến thực phẩm...
Xây dựng chính sách thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài các dự án công nghiệp quy mô lớn, có gắn với chuyển giao và làm chủ công nghệ, tận dụng đối đa dòng vốn dịch chuyển trong thời gian tới.
Đồng thời, tận dụng tối đa cơ hội từ các quốc gia có Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu các ngành hàng chủ lực, liên kết doanh nghiệp trong nước và các chuỗi sản xuất toàn cầu.
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 22/1/2025 -
Chi hơn 19 tỷ USD nhập thép và sản phẩm từ sắt thép -
Xuất nhập khẩu với khu vực thị trường CPTPP vượt 102 tỷ USD -
Năm 2024, Sonadezi Châu Đức (SZC) báo lãi hơn 300 tỷ đồng -
Kết thúc năm 2024, D2D ghi nhận lợi nhuận tăng gấp 3,4 lần so với năm trước -
Doanh nghiệp vận tải gặp khó và nỗi lo tăng giá hàng hóa -
Inventec Technology nhận "sổ đỏ", chuẩn bị khởi công nhà máy sản xuất thiết bị thông minh
-
1 Thủ tướng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược -
2 Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
3 Giá nhà ở và đất nền có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025 -
4 Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Chờ gỡ nút thắt cuối -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/1
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt