Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
"Bộ đội chủ lực" trong cuộc chiến chống tín dụng đen
Trần Mạnh - 22/06/2022 20:43
 
Bình quân bơm hơn 100.000 tỷ đồng/tháng ra nền kinh tế, trong đó 70% là tín dụng tam nông, Agribank đang là “bộ đội chủ lực” của ngành ngân hàng trong cuộc chiến chống tín dụng đen.
Trong 34 năm qua, Agribank luôn tiên phong, đi đầu trong đầu tư vào lĩnh vực “tam nông”
Trong 34 năm qua, Agribank luôn tiên phong, đi đầu trong đầu tư vào lĩnh vực “tam nông”

Tín dụng đen đã bớt nóng

So với 5 năm trước đây, vấn nạn tín dụng đen đã phần nào bớt nhức nhối, song vẫn được rất nhiều người dân quan tâm. Tại phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng mới đây, nhiều đại biểu Quốc hội tiếp tục đặt câu hỏi về giải pháp ngăn chặn tín dụng đen. Bà Hồng khẳng định, để ngăn chặn tín dụng đen, với góc độ của NHNN, giải pháp đưa ra là tăng cường các kênh tiếp cận tín dụng chính thức.

Trước đó, Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú cũng chia sẻ, năm 2017, khi khảo sát tín dụng đen ở hầu hết các tỉnh, NHNN nhận thấy trách nhiệm của mình là phải gia tăng tín dụng chính thức để hạn chế, dần tiến tới triệt tiêu tín dụng đen. Chính nhờ đẩy mạnh tín dụng chính thức và sự vào cuộc tích cực của Bộ Công an cũng như nhiều bộ, ngành khác mà tỷ lệ tín dụng đen đã giảm hơn một nửa so với năm 2017.

Địa bàn nông thôn được coi là “vùng trũng” của tín dụng đen. Thế nhưng, từ khi có sự vào cuộc tích cực của ngành ngân hàng, đặc biệt là Agribank - ngân hàng có mạng lưới lớn nhất hệ thống - tín dụng đen tại nhiều địa phương đã bớt nhức nhối. Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú cũng đánh giá cao đóng góp của Agribank trong cuộc chiến này.

Đến nay, mạng lưới tổ chức tín dụng chính thức đã có độ phủ sóng rất rộng rãi với 124 tổ chức tín dụng, gần 1.200 quỹ tín dụng nhân dân,16 công ty tài chính, 4 tổ chức tài chính vi mô được cấp phép hoạt động...

Tính tới cuối tháng 5/2022, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt gần 11,3 triệu tỷ đồng, tăng 8,06% so với cuối năm 2021. Trong đó, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn - địa bàn dễ phát sinh hoạt động tín dụng đen đạt gần 3 triệu tỷ đồng, với hơn 14 triệu khách hàng, chiếm gần 25% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế. Các tổ chức tín dụng cũng đẩy mạnh cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay tiêu dùng với tổng dư nợ chiếm trên 20% dư nợ nền kinh tế.

“Bộ đội chủ lực” trong cuộc chiến chống tín dụng đen

Theo Phó thống đốc Đào Minh Tú, Agribank đóng góp quan trọng vào đẩy lùi tình trạng tín dụng đen, nổi bật là chương trình tín dụng quy mô 5.000 tỷ đồng (NHNN giao Agribank triển khai) dành cho khách hàng có nhu cầu vay vốn chính đáng được giải ngân ngay trong ngày với số tiền cho vay tối đa 30 triệu đồng, không cần tài sản đảm bảo. Doanh số lũy kế đến nay đạt gần 65.000 tỷ đồng, gấp 13 lần quy mô dự kiến, với gần 700.000 lượt khách hàng vay vốn.

Trong 34 năm qua, Agribank luôn tiên phong, đi đầu trong đầu tư vào lĩnh vực “tam nông”. Ngân hàng đã và đang triển khai hiệu quả 7 chương trình tín dụng chính sách và 2 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, là ngân hàng giữ vai trò chủ lực trong đầu tư tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đến nay, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của Agribank đã tăng gần gấp đôi. Trong giai đoạn từ 2015 - 2021, dư nợ cho vay tam nông của Agribank tăng trưởng 101%, gần tương đương tốc độ tăng trưởng của dư nợ nền kinh tế trong giai đoạn này.

Thông qua hoạt động đầu tư tín dụng, Agribank đã tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho gia đình và xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, từ đó ngăn chặn và đẩy lùi tín dụng đen, tệ nạn cho vay nặng lãi. 

Tại các địa phương, Agribank phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ để phát triển mô hình cho vay qua tổ, nhằm chuyển tải kịp thời nguồn vốn đến các hội viên, nhất là tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Cán bộ tín dụng tại các địa bàn thường xuyên cung cấp thông tin đến người dân về nguy cơ, tác hại, hậu quả của tín dụng đen, cũng như tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay nhằm hạn chế rủi ro trong đầu tư vốn.

Thực tế, Agribank luôn là đơn vị đi đầu trong việc đầu tư cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đến nay là gần 1,4 triệu tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng hộ sản xuất và cá nhân là hơn 956.000 tỷ đồng, chiếm 70% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 65% dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank.

Thành công của ngành nông nghiệp những năm qua có dấu ấn rất lớn của ngành ngân hàng
Thành công của ngành nông nghiệp những năm qua có dấu ấn rất lớn của ngành ngân hàng

Tiếp tục phủ sóng tín dụng nông thôn, đẩy nhanh tài chính toàn diện

Dòng tín dụng bền bỉ bơm vào lĩnh vực nông nghiệp đã góp phần làm nên thành công của lĩnh vực này nhiều năm qua. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định, thành công của ngành nông nghiệp những năm qua có dấu ấn rất lớn của ngân hàng.

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, nông nghiệp những năm gần đây luôn là một trong những lĩnh vực ưu tiên được ngân hàng chọn cho vay, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung toàn ngành. Sự vào cuộc mạnh mẽ của ngành ngân hàng đã góp phần phủ sóng tín dụng nông thôn, đẩy nhanh tài chính toàn diện, đẩy lùi tín dụng đen.

Với Agribank, ngoài chương trình tín dụng quy mô 5.000 tỷ đồng, Ngân hàng còn triển khai đa dạng các giải pháp, đẩy mạnh phát triển sản phẩm dịch vụ như điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng đến vùng sâu, vùng xa; đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp nông thôn; triển khai sản phẩm thẻ tích hợp ghi nợ và tín dụng nội địa Lộc Việt, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn và sử dụng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng của người dân.

Việc đẩy mạnh số hóa giúp Agribank càng kéo dài cánh tay, giúp người dân dễ dàng tiếp cận vốn. Thời gian qua, Ngân hàng đã tích cực nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ, chức năng tiện ích mới trong thanh toán, sử dụng công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, như mở tài khoản trực tuyến eKYC, thẻ phi vật lý, thẻ chip không tiếp xúc, mã PIN điện tử ePIN, chuyển tiền liên ngân hàng bằng mã VietQR, ATM đa chức năng (CDM) với chức năng nạp tiền tự động và gửi tiền trực tuyến...  

Không chỉ nỗ lực đưa tín dụng đến với người dân, Agribank cũng là ngân hàng tiên phong trong thực hiện các chính sách hỗ trợ khách hàng. Năm 2021, Ngân hàng đã hy sinh khoảng 7.100 tỷ đồng lợi nhuận để chia sẻ với khách hàng.

Năm nay, ngoài tiếp tục cơ cấu nợ, giảm lãi cho khách hàng, Agibank cũng là ngân hàng tiên phong thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội. Ngay sau khi Nghị định và Thông tư được ban hành, Agribank đã chủ động, tích cực chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai thực hiện tốt chương trình hỗ trợ lãi suất. Tính từ thời điểm khách hàng được hỗ trợ lãi suất đến nay, Agribank đã giải ngân gần 100.000 tỷ đồng dành cho các đối tượng được thụ hưởng từ đợt hỗ trợ lãi suất lần này.

Giữ vững vị thế số một về tín dụng tam nông, Agibank khẳng định luôn sẵn sàng bố trí đủ vốn đầu tư cho vay đáp ứng các nhu cầu vay vốn theo quy định; tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn vay nhanh chóng, thuận lợi nhất nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần đẩy lùi nạn tín dụng đen trong nền kinh tế.

Rộn ràng mua sắm - Từng bừng chào hè khi liên kết giữa thẻ Agribank và ví điện tử ShopeePay
Với mong muốn mang đến những trải nghiệm tốt nhất, hỗ trợ khách hàng thanh toán an toàn, thuận tiện, Agribank cùng ShopeePay triển khai Chương...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư