
-
Hội đồng tiền lương quốc gia có 17 thành viên
-
Ai làm tốt nhất, chủ động phục vụ nhân dân nhất thì chúng ta phân cấp
-
Thủ tướng: Đã "bắt được bệnh lãng phí", đang hoàn thiện thể chế để "chữa bệnh"
-
Đại biểu Quốc hội: Cần khuyến khích tăng trưởng bất động sản
-
Thủ tướng yêu cầu 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến -
Bộ Tài chính công bố thông tin mới về việc chi trả chế độ theo Nghị định 178
![]() |
Dự án BOT ĐTXD tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) và nâng cấp, mở rộng QL3 đoạn Km75 - Km100 đã đi vào hoạt động từ tháng 5/2017 nhưng nhà đầu tư vẫn chưa được thu phí hoàn vốn |
Đây là một trong những nội dung trong văn bản của Bộ Giao thông vận tải do Thứ trưởng Nguyễn Văn Công ký gửi UBND tỉnh Thái Nguyên vào cuối tuần trước.
Theo đó, để sớm triển khai thu giá dịch vụ hoàn vốn, đảm bảo hiệu quả tài chính của Dự án BOT ĐTXD tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) và nâng cấp, mở rộng QL3 đoạn Km75 - Km100, Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên có văn bản chính thức gửi Bộ GTVT về phương án giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ đã thống nhất với Nhà đầu tư.
Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh, các huyện có liên quan và thành phố Thái Nguyên phối hợp với Nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án, thống kê cụ thể các phương tiện thuộc đối tượng được giảm giá dịch vụ theo phương án đã thống nhất.
“Đồng thời, phối hợp với Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và các cơ quan có liên quan, thực hiện công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ, ủng hộ và tuân thủ chủ trương của Đảng, Nhà nước về chủ trương Dự án; có biện pháp đảm bảo an ninh trật tự khu vực thu phí, tránh các hiện tượng tiêu cực, lợi dụng chủ trương của Đảng và Nhà nước để kích động, lôi kéo nhân dân biểu tình, chống đối”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công đề nghị.
Trong điều kiện nguồn vốn nhà nước khó khăn, trên cơ sở ý kiến thống nhất của UBND tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn, Bộ Giao thông vận tải (đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) và nâng cấp, mở rộng QL3 đoạn Km75 - Km100 theo hình thức hợp đồng BOT (Dự án) và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại văn bản số 5136/VPCP-KTN ngày 09/7/2014; Bộ GTVT đã phê duyệt đầu tư dự án tại Quyết định số 3002/QĐ-BGTVT ngày 07/8/201; Dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác tháng 5/2017.
Theo phương án hoàn vốn đã thống nhất với UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh Bắc Kạn và Bộ Tài chính, Dự án sử dụng 2 trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ trên đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Km72+930) và trên Quốc lộ 3 hiện tại (Km77+922) để hoàn vốn.
Để hỗ trợ người dân khu vực lân cận trạm thu giá dịch vụ, Bộ Giao thông vận tải đã thống nhất với UBND tỉnh Thái Nguyên và Nhà đầu tư (Thông báo số 101/TB-BGTVT ngày 28/3/2017) xây dựng phương án giảm giá dịch vụ, hỗ trợ các phương tiện của người dân khu vực lân cận trạm, Nhà đầu tư phải thống nhất với địa phương và các bên liên quan về phương án giảm giá dịch vụ đối với các phương tiện của người dân có hộ khẩu thường trú tại khu vực lân cận trạm trước khi triển khai thu giá dịch vụ.
Theo báo cáo của Nhà đầu tư (Liên danh Cienco4 - Tuấn Lộc - Trường Lộc) tại văn bản số 13012/LD-ĐT ngày 28/10/2017, Nhà đầu tư đã phối hợp với các địa phương, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND tỉnh Thái Nguyên thống nhất phương án giảm giá dịch vụ cho các phương tiện của người dân có hộ khẩu thường trú tại các huyện Phú Lương, Đại Từ, Định Hóa và thành phố Thái Nguyên. UBND tỉnh Thái Nguyên đã có văn bản số 3498/UBND-CNN ngày 17/8/2017 báo cáo Thường trực Tỉnh ủy về phương án giảm giá dịch vụ.
Tuy nhiên, đến nay Bộ GTVT chưa nhận được văn bản chính thức của UBND tỉnh Thái Nguyên về phương án giảm giá dịch vụ để xem xét, hoàn thiện thủ tục triển khai thu giá dịch hoàn vốn cho Dự án.
Theo đại diện Liên danh, sau 6 tháng kể từ ngày đưa công trình vào khai thác, việc thu giá dịch vụ hoàn vốn vẫn chưa được các cơ quan có thẩm quyền chấp nhận đã đẩy nhà đầu tư vào tình thế rất khó khăn.
Cụ thể, tính đến ngày 8/11, nhà đầu tư vẫn chưa có bất kỳ doanh thu nào để hoàn vốn, trong khi vẫn phải trả nợ lãi vay ngân hàng (khoảng 16 tỷ đồng/tháng), chi phí duy trì hoạt động của doanh nghiệp dự án và chi phí bảo dưỡng thường xuyên (khoảng 0,7 tỷ đồng/tháng). Tính tổng cộng, trong khi chờ đợi được thu giá dịch vụ, liên danh nhà đầu tư đã phải chi trả khoảng 160 tỷ đồng. Gánh nặng sẽ tăng lên khi từ tháng 11/2017, doanh nghiệp dự án sẽ bắt đầu phải thanh toán nợ gốc cho các ngân hàng tài trợ vốn.
“Nhà đầu tư, doanh nghiệp Dự án có thể rơi vào tình trạng vỡ nợ nếu các vướng mắc liên quan đến quyền thu giá dịch vụ không được giải quyết sớm” , ông Nguyễn Tuấn Huỳnh, Tổng giám đốc Tập đoàn Cienco4 cho biết.

-
Đại biểu Quốc hội: Cần khuyến khích tăng trưởng bất động sản -
Thủ tướng yêu cầu 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến -
Bộ Tài chính công bố thông tin mới về việc chi trả chế độ theo Nghị định 178 -
Tổng Thanh tra giải thích lý do giữ thanh tra trong công an, quân đội, Ngân hàng Nhà nước -
Kết thúc phiên đàm phán thứ 2 về thuế đối ứng Việt - Mỹ -
Mở rộng hỗ trợ học phí, nên cấp trực tiếp cho người học -
Đề xuất chi hơn 5.000 tỷ đồng/năm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản