-
Xử lý kiến nghị của Geleximco về tháo gỡ thiếu hụt nguồn cát cho giao thông -
TP.HCM chốt 11 vị trí dọc các tuyến metro để phát triển mô hình TOD -
Quảng Ngãi xây dựng tiêu chí đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất -
Lợi thế hạ tầng giao thông - động lực mới trên “chuyến tàu” logistics tại miền Trung -
Hải Phòng: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 hơn 92.420 tỷ đồng -
Đà Nẵng mở đợt cao điểm giải phóng mặt bằng cao tốc Hoà Liên - Tuý Loan
Cân đối hơn 10.700 tỷ đồng đầu tư nhiều dự án giao thông qua Quảng Trị
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết, Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi Đoàn ĐBQH, UBND tỉnh Quảng Trị trả lời về việc hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Theo đó, trong hai năm 2019 - 2020, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành các quyết định giao các cơ quan, đơn vị lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án: Đường tránh phía Đông TP. Đông Hà; Xây dựng, nâng cấp QL15D đoạn QL1 đến cao tốc Cam Lộ - La Sơn và đoạn đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đến cửa khẩu La Hay; Cải tạo, nâng cấp hệ thống đê chắn cát luồng Cửa Việt dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
QL49C đoạn phía Nam cầu Cửa Việt kết nối với điểm đầu tuyến đường trục dọc Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị đoạn qua huyện Triệu Phong hiện tại |
Tại Quảng Trị, sau khi cân đối nguồn vốn được phân bổ, Bộ Giao thông vận tải đã ưu tiên cân đối trong giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án với tổng số khoảng 10.752 tỷ đồng, trong đó, bố trí để tiếp tục triển khai hoàn thành dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn (nhu cầu khoảng 4.677 tỷ đồng).
Khởi công mới dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Vạn Ninh (Quảng Bình) - Cam Lộ (Quảng Trị) tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 10.590 tỷ đồng (phần hỗ trợ ngân sách Nhà nước khoảng 5.295 tỷ dồng); Dự án đường tránh phía Đông TP.Đông Hà (tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 400 tỷ đồng); Đầu tư nâng cấp QL9 đoạn từ Cảng Cửa Việt đến QL1 tư nguồn vốn còn lại của dự án VRAMP (phần sử dụng vốn dư 380 tỷ đồng).
Theo văn bản của Bộ Giao thông vận tải, cho thấy do nguồn vốn có hạn nên trước mắt chưa thể cân đối đầu tư cho nhiều công trình phục vụ phát triển KT-XH của các địa phương, trong đó có các dự án qua Quảng Trị, gồm: Xây dựng, nâng cấp QL15D đoạn QL1 đến cao tốc Cam Lộ - La Sơn và đoạn đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đến cửa khẩu La Hay; Cải tạo, nâng cấp hệ thống đê chắn cát luồng Cửa Việt.
“Bộ GTVT ghi nhận đề nghị của Đoàn ĐBQH, UBND tỉnh Quảng Trị về việc đầu tư các dự án nêu trên và sẽ xem xét, xử lý trên cơ sở điều kiện nguồn lực được phân bổ. Trước mắt, Bộ sẽ giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam tăng cường duy tu, sửa chữa từ nguồn vốn bảo trì để đảm bảo khai thác an toàn”, văn bản của Bộ Giao thông vận tải nêu rõ.
Giải pháp phát triển các dự án
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng, đến thời điểm này, UBND tỉnh Quảng Trị đang chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan cùng các nhà đầu tư khẩn trương thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn.
Trong đó, đối với dự án xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị, các ngành, địa phương đang tập trung lập và phê duyệt quy hoạch; triển khai thực hiện hạng mục cắm mốc quy hoạch sử dụng đất và Tiểu dự án Giải phóng mặt bằng để xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị; triển khai dự án Cảng hàng không theo hình thức (PPP); tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Về khu bến cảng Mỹ Thủy, huyện Hải Lăng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng tại Quyết định số 16/QĐ-TTg ngày 04/01/2019 với quy mô 10 bến (GĐ1 từ năm 2018 - 2025 đầu tư 04 bến; GĐ2 từ năm 2026 - 2031 đầu tư 03 bến và GĐ3 từ năm 2032 - 2036 đầu tư 03 bến) đảm bảo tiếp nhận tàu có trọng tải đến 100.000 tấn. Nhà đầu tư là Công ty cổ phần liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy (MTIP). Dự án này được MTIP tổ chức lễ khởi công xây dựng giai đoạn 1 vào ngày 27/02/2020 nhưng đến nay chưa triển khai thi công xây dựng công trình.
Phối cảnh dự án Cảng Mỹ Thủy Quảng Trị |
Về dự án đầu tư xây dựng công trình đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây, tỉnh Quảng Trị, hiện sở Giao thông Vận tải đã hoàn thành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án và được HĐND tỉnh phê duyệt tại Nghị quyết số 105/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 với quy mô: Tổng chiều dài tuyến khoảng 55,7km; tổng vốn đầu tư là 2.060 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ là 1.500 tỷ và ngân sách tỉnh là 560 tỷ); thời gian thực hiện từ năm 2021-2025. Đến nay, đang triển khai công tác khảo sát, lập dự án đầu tư; sau khi hoàn thành sẽ tổ chức báo cáo Lãnh đạo tỉnh về phương án thiết kế để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
Về dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Vạn Ninh (Quảng Bình)- Cam Lộ (Quảng Trị): có tổng chiều dài dự án khoảng 67,8km, đi qua hai tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị; điểm đầu dự án thuộc địa phận xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình - Là điểm cuối của tuyến cao tốc Bùng - Vạn Ninh; Điểm cuối giao với Quốc lộ 9 tại Km10+440/QL.9 thuộc địa phận xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị - Là điểm bắt đầu của tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn đang triển khai xây dựng. Dự kiến tổng mức đầu tư 9.564 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước: 4.772 tỷ đồng; tương đương 49,90%; Vốn nhà đầu tư huy động: 4.791 tỷ đồng; tương đương 50,10%. Trên cơ sở ý kiến kết luận của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể tại Thông báo số 174/TB-BGTVT ngày 24/5/2021; UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án ĐTXD các CTGT tỉnh và các Sở, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu cơ chế, tham mưu Lãnh đạo tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án triển khai thực hiện.
Về tuyến đường tránh phía Đông thành phố Đông Hà: từ năm 2017, đường tránh phía Đông thành phố Đông Hà được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP).T uy nhiên quá trình thực hiện dự án gặp rất nhiều khó khăn và chỉ thực hiện xây dựng được 5,0/22,3km; còn lại khoảng 17,3km chưa triển khai xây dựng...
“Đối với các dự án giao thông, đặc biệt là tuyến giao thông ven biển, ngoài việc hoàn thiện tuyến đã được phê duyệt thì cần tính toán, quy hoạch các trục đường xung quanh, tạo được quỹ đất sạch để tái đầu tư trong tương lai…”, Chủ tịch tỉnh Quảng Trị cho hay.
-
Xử lý kiến nghị của Geleximco về tháo gỡ thiếu hụt nguồn cát cho giao thông -
TP.HCM chốt 11 vị trí dọc các tuyến metro để phát triển mô hình TOD -
Quảng Ngãi xây dựng tiêu chí đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất -
Lợi thế hạ tầng giao thông - động lực mới trên “chuyến tàu” logistics tại miền Trung
-
Hải Phòng: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 hơn 92.420 tỷ đồng -
Đà Nẵng mở đợt cao điểm giải phóng mặt bằng cao tốc Hoà Liên - Tuý Loan -
Thúc đẩy các công trình hạ tầng quy mô lớn, hình thành trung tâm logistics xứng tầm -
Xây dựng Khu thương mại tự do: Hiện thực hóa ”giấc mơ” trung tâm logistics của Đà Nẵng -
Đưa ngành logistics phát triển xứng với tiềm năng, thế mạnh -
TP.HCM ưu tiên huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro -
Tăng tốc thi công Dự án Vành đai 3 - TP.HCM
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024
- Sabeco ghi nhận lợi nhuận quý III/2024 nhờ tình hình kinh tế cải thiện và chi phí bán hàng giảm