
-
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới
-
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
![]() |
Vietravel Airlines hiện chưa công bố bố nhận diện thương hiệu của hãng. |
Hôm nay (29/10), Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn đã ký Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không số 02/2020/GPKDVCH cho Công ty TNHH hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines).
Phạm vi kinh doanh vận chuyển hàng không của Vietravel Airlines được ghi trong giấy phép số 02 bao gồm đối tương vận chuyển là hành khách, hành hóa, hành lý, bưu gửi; loại hình vận chuyển là thường lệ, không thường lệ; phạm vi vận chuyển là quốc tế, nội địa.
Vốn điều lệ của Vietravel Airlines ghi trên giấy phép là 700 tỷ đồng, người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Quốc Kỳ.
Trước đó, ngày 3/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không lữ hành Việt Nam. Với tổng vốn đầu tư thực hiện dự án 700 tỷ đồng, Dự án vận tải hàng không lữ hành (Vietravel Airlines) có thời gian hoạt động dự án 50 năm.
Vietravel Airlines sẽ xây dựng hãng hàng không có trụ sở tại CHK quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên Huế) gắn với du lịch, cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng không trong nước và quốc tế đến các nước trong châu lục, góp phần nâng cao năng lực vận tải hàng không của Việt Nam và phát triển ngành du lịch lữ hành, cũng như phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập.
Về quy mô, số lượng tàu bay khai thác năm đầu tiên của Vietravel Airlines là 3 tàu bay, tăng dần đến năm thứ 5 khai thác 8 tàu bay.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, dự án sẽ có 9 tháng thực hiện đầu tư, tính từ khi phê duyệt chủ trương, bắt đầu khai thác và kinh doanh từ tháng thứ 10.
Việc có được Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không là cơ sở quan trọng để Vietravel Airlines triển khai các bước tiếp theo như có được Chứng chỉ nhà khai thác tàu bay (AOC) và triển khai các công tác cụ thể liên quan đến đảm bảo an toàn, an ninh, chất lượng dịch vụ để có thể cất cánh từ tháng 12/2020.
Hiện thị trường Việt Nam đang có 6 hãng hàng không được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không là Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vasco, Vietjet, Vietravel Airlines và Bamboo Airlines. Hai hãng hàng không từng được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không nhưng đã dừng bay là Mekong Air và Indochina Airlines.

-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025 -
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower