
-
Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính
-
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vốn 19.830 tỷ đồng
-
Bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
-
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng: Ngọn hải đăng sáng tỏ soi đường trong kỷ nguyên mới -
Cần báo cáo bổ sung khả năng cân đối vốn của Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
“Từ ảnh hưởng của đại dịch, chúng tôi nắm bắt cơ hội để thay đổi lại mình. Bây giờ phải hướng về thị trường nội địa vì ngày xưa còn hướng ngoại. Nếu đáp ứng đúng nhu cầu người dân Việt Nam, những khách du lịch đó sẽ cho các doanh nghiệp như Vietravel cơ hội sống sót và phục hồi”, ông Nguyễn Quốc Kỳ, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Vietravel chia sẻ về định hướng phát triển, quay về thị trường nội địa khi doanh nghiệp này vừa nhận Quyết định cấp phép bay Vietravel Airlines của Thủ tướng, hôm qua (14/10).
Doanh thu từ khách nội địa do doanh nghiệp này phục vụ trong tháng 07 cao hơn thời điểm trước dịch, nên ông Kỳ cho đây là “điều bất ngờ” cũng như nhận định, sẽ còn rất lâu để kế hoạch mở cửa với khách quốc tế được thực hiện, khi dịch bệnh liên tục “tái đi phát lại” như hiện nay.
Vì vậy, lãnh đạo Vietravel kỳ vọng, sự tập trung, toàn tâm toàn ý vào thị trường trong nước sẽ là dấu mốc cho sự trở lại hoặc nói cách khác là tái định vị Vietravel, khi tháng 12 năm nay, doanh nghiệp này tròn 25 “tuổi”.
![]() |
Ông Nguyễn Quốc Kỳ chia sẻ tại Diễn đàn Kinh doanh 2020 do Forbes Việt Nam tổ chức chiều 15/10 (Ảnh: BTC). |
Mỗi năm, Vietravel cung cấp sản phẩm dịch vụ đến khoảng 1 triệu khách. Trong đó, tầm 500.000 lượt nội địa và mục tiêu năm nay, phải giữ được 80-90% con số này.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ nhận định, hiện là lúc cần tái định vị lại thị trường trong nước trên cơ sở tái cấu trúc lại toàn bộ sản phẩm, thị trường cũng như chuyển hướng tiếp cận mới cho đến khi Chính phủ cho phép mở cửa quốc tế.
Vị này cũng đưa ra ba yếu tố quan trọng cho quá trình tái định vị này, bắt đầu từ nhận thức của lãnh đạo.
Chuyển đổi cấu trúc bộ sản phẩm, hệ điều hành doanh nghiệp cho phù hợp với thị trường và chuyển đổi đối tượng phục vụ của mình từ 66 văn phòng trong nước cũng như nước ngoài là hai yếu tố còn lại.
“Khi chuyển đổi, nhìn lại thị trường trong nước, chúng tôi nhận ra kinh nghiệm quý rằng xưa nay, doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đang đối xử với thị trường trong nước chưa công bằng. Vì vậy trong tháng 11, Vietravel sẽ đưa ra bộ sản phẩm phục vụ thị trường nội địa dù nhiều người thắc mắc cả ngành còn quá khó khăn vì đại dịch”, ông Kỳ nói và cho rằng, muốn thu hút khách nội địa bền vững thì đầu tiên phải giải quyết khâu sản phẩm.
Hiện, nhu cầu khách du lịch có nhiều sự thay đổi. Từ nhu cầu du lịch trọn gói (Package Tour) họ chuyển dần sang các tour riêng và dùng xe cá nhân nhiều hơn.
Dự đoán, ngành du lịch sẽ tiếp tục khó khăn đến hết năm 2021, đại diện Vietravel cho biết, họ xác định phải “sống” bằng du lịch trong nước trong ít nhất một năm nữa.
“Nếu toàn tâm toàn ý tập trung thị trường trong nước, chúng tôi có thể đang tồn tại và sống tốt đến cuối 2021. Tuy nhiên, Chính phủ cần có chính sách tái định vị với mảng du lịch nội địa”, Chủ tịch Vietravel nói.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ cho biết, các doanh nghiệp trong ngành đều cố gắng quay lại, khai thác thị trường nội địa, với tốc độ tăng trưởng khả quan từ tháng 05 đến tháng 07/2020.
Nhưng từ khi có ca nhiễm Covid-19 tại Đà Nẵng vào cuối tháng 07, nhiều hãng đã khuỵ hẳn.
Khách sạn lưu trú bị ảnh hưởng lớn, thậm chí, có trường hợp, khách đến nhưng không có nhân viên phục vụ.
Ngành du lịch có khoảng 4,9 triệu lao động nhưng ông Kỳ cho rằng đến nay, 4,8 triệu người trong tình trạng thất nghiệp và đưa ra dự báo, doanh thu toàn ngành có thể giảm 61% trong năm nay.
Vietravel cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong cả 3 mảng (inbound, outbound và nội địa) nên kết quả kinh doanh đến nay bị giảm đều, với lượng khách bình quân giảm trên 70% và doanh thu giảm khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2019.
“Đây là con số khủng khiếp mà Vietravel chưa từng vướng vào từ năm 1997”, nhà sáng lập Vietravel nói.

-
Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính
-
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vốn 19.830 tỷ đồng
-
Bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
-
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng: Ngọn hải đăng sáng tỏ soi đường trong kỷ nguyên mới -
Cần báo cáo bổ sung khả năng cân đối vốn của Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku -
Kích tiêu dùng để thúc kinh tế tăng trưởng trên 8% -
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc mới -
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: Người “nhận đường” và “dẫn đường” của dân tộc Việt Nam -
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc -
Chuẩn bị các điều kiện, triển khai nhanh các dự án phục vụ Hội nghị APEC 2027 tại Phú Quốc
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới