-
Tân Ý và VDBC hợp tác phát triển thương mại robot cạo mủ cao su -
WB: Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng nhanh hơn các thị trường khác -
[Emagazine] Agribank - điểm tựa để khách hàng phục hồi sau bão lũ -
Thừa Thiên Huế: Thành lập mới doanh nghiệp không mất chi phí -
Thuan Thanh Eco-Smart IP Viglacera ngày càng trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư -
Sau 30 năm phát triển, giá trị tổng tài sản của TKV tăng hơn 67 lần
Ngành hàng không đang bị tổn thất nặng nề bởi Covid-19, song Vietravel vẫn nhìn thấy nhiều cơ hội cho việc kinh doanh vận chuyển hàng không. |
Lo “độc lực” của Covid-19
Sự thận trọng là điều có thể thấy trong Công văn số 8239/BGTVT-VT liên quan đến việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Vietravel Airlines vừa được Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) gửi Cục Hàng không Việt Nam và Vietravel Airlines vào cuối tuần trước.
Theo đó, độc lực của Covid-19 đang tàn phá thị trường vận tải hàng không trong và ngoài nước đã khiến Bộ GTVT thực sự đắn đo với Đề án xin cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không của Vietravel Airlines, trong khi đây lại là một trong những điều kiện pháp lý quan trọng nhất để một hãng hàng không có thể thực hiện các chuyến bay thương mại.
Cần phải nói thêm rằng, công văn này được Bộ GTVT đưa ra sau cuộc họp nghe báo cáo về việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không của Vietravel Airlines do ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT chủ trì hôm 14/8 với sự tham dự của các cơ quan tham mưu của Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam và lãnh đạo Vietravel Airlines.
Theo đó, Bộ GTVT đánh giá, hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không của Vietravel Airlines cơ bản đáp ứng đầy đủ theo quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung; quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không cũng như Quyết định số 457/QĐ-TTg ngày 3/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không lữ hành Việt Nam.
Tuy nhiên, do Covid-19 diễn biến phức tạp và đã lan rộng trên toàn thế giới, để hoạt động kinh doanh của Vietravel Airlines đảm bảo hiệu quả và khả thi sau khi đi vào hoạt động, Bộ GTVT yêu cầu Vietravel Airlines phân tích, đánh giá bổ sung đối với hoạt động vận tải hàng không hiện nay (đội tàu bay, hạ tầng cảng hàng không sân bay, nhu cầu vận chuyển…), kế hoạch chuẩn bị tàu bay để có Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay (AOC).
“Vietravel Ailines phải rà soát phương án kinh doanh của Đề án kinh doanh trong bối cảnh thị trường hàng không và du lịch bị ảnh hưởng lớn bởi Covid-19; làm rõ thêm việc hợp tác với các hãng hàng không, các doanh nghiệp dịch vụ hàng không trong nước trong tình hình hiện nay và sắp tới”, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn nhấn mạnh.
Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, Cục Hàng không Việt Nam được yêu cầu rà soát, báo cáo đánh giá bổ sung về những thuận lợi, khó khăn hiện nay trong ngành hàng không ảnh hưởng đến Vietravel Airlines; đồng thời phối hợp với Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cập nhật vào trong dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Vietravel Airlines.
Trước đó, ngày 3/4, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 457/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Vận tải hàng không lữ hành Việt Nam của Vietravel Airlines, với tổng mức đầu tư 700 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu chiếm 100% vốn đầu tư), thời hạn hoạt động 50 năm, địa điểm thực hiện tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (tỉnh Thừa Thiên Huế).
Số lượng tàu bay khai thác năm đầu tiên của Vietravel Airlines là 3 tàu bay Airbus/Boeing hoặc tương đương, tăng dần đến năm thứ 5 có 8 tàu bay loại Airbus/Boeing hoặc tương đương.
Liên quan tiến độ thực hiện Dự án, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nhà đầu tư phải triển khai đầu tư từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 9, kể từ khi phê duyệt chủ trương đầu tư; khai thác và kinh doanh từ tháng thứ 10. Như vậy, Vietravel sẽ phải có được giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không để thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên dưới hình thức charter (thuê chuyến) trước quý I/2021.
Tìm cơ hội trong khó khăn
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một lãnh đạo Vụ Vận tải (Bộ GTVT) khẳng định, cơ quan chủ trì cấp phép hoàn toàn không có ý gây khó dễ cho Vietravel Airlines, mà đây là yêu cầu cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường hàng không, trong đó có cả Vietravel Airlines.
“Ngay khi Vietravel giải trình đầy đủ các nội dung được yêu cầu, Bộ GTVT sẽ tổng hợp, xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không”, lãnh đạo Vụ Vận tải cho biết.
Lo ngại của Bộ GTVT là có cơ sở, bởi thị trường hàng không đang quá bi đát do tác động của Covid-19. Theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), doanh thu của ngành hàng không thế giới trong năm nay dự báo suy giảm khoảng 419 tỷ USD, riêng Việt Nam thiệt hại khoảng 4 tỷ USD.
Tại thị trường nội địa, theo ông Bùi Doãn Nề, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam, sau khi chớm phục hồi lại thị trường hàng không nội địa, từ cuối tháng 7/2020, Covid -19 tái bùng phát đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý của người dân, khiến nhu cầu đi lại bằng đường hàng không giảm đột ngột. Các hãng hàng không gần như mất luôn cơ hội kinh doanh trong dịp cao điểm hè 2020, đẩy thị trường rơi lại vào tình trạng “ngủ đông”.
“Mặc dù các hãng hàng không đã thực hiện một loạt giải pháp khắc khổ như cắt giảm 50 - 70% chi phí; đàm phán giãn thời gian trả nợ; bán bớt tàu bay…, nhưng tất cả đều đang đứng trước nguy cơ suy kiệt dòng tiền trong ít tháng tới”, ông Nề thông tin.
Trong khi đó, dù Chính phủ đã ban hành khá nhiều biện pháp hỗ trợ chung cho các hãng hàng không, như giảm thuế môi trường đối với nhiên liệu bay, giảm giá dịch vụ cảng hàng không..., song so với thế giới và khu vực, hỗ trợ này là không lớn.
Bất chấp những thông tin tiêu cực bủa vây thị trường hàng không, nhưng tại cuộc họp hôm 14/8, ông Vũ Đức Biên, Tổng giám đốc Vietravel Airlines khẳng định, Đề án lập hãng hàng không của Vietravel Airlines đã được rà soát và cập nhật theo tình hình mới của Covid-19. Đáng chú ý, theo ông Biên, trong khó khăn, Vietravel Airlines vẫn nhìn thấy rất nhiều cơ hội.
“Do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều hãng hàng không xin hủy, giãn đơn hàng, máy bay nằm sân rất nhiều. Trong bối cảnh đó, chúng tôi có cơ hội lựa chọn dòng máy bay, chủng loại động cơ tân tiến mới và hiện đại hơn so với trước đây với mức giá rất hợp lý, đồng thời có thể nhận máy bay bất kỳ khi nào cần mà không phải chờ đợi”, ông Biên nói.
Ông Biên cũng nhấn mạnh thêm rằng, dịch bệnh rồi sẽ sớm qua đi, còn Dự án Vietravel Airlines thì kéo dài tới 50 năm, nên không thể chỉ vì một số khó khăn trước mắt mà bỏ lỡ cơ hội.
Lãnh đạo Vietravel Airlines cho biết, trước dịch, giá thuê một tàu bay A321 từ 5 - 6 tuổi trở lại không dưới 550.000 USD/tháng, song hiện tại, mức giá này chỉ dưới 400.000 USD. Về nhân sự, trước đây phi công A321 trả 220 triệu đồng/tháng, giờ chỉ còn 80 triệu đồng. Tương tự, tiếp viên trước đây phải 30 - 40 triệu đồng/tháng, giờ chỉ 10 - 12 triệu đồng.
Khẳng định không tạo ra sự cạnh tranh trực diện đối với các hãng hàng không hiện hữu, Vietravel Airlines cho biết, mỗi năm, công ty mẹ - hãng du lịch lữ hành Vietravel phục vụ trên 500.000 khách nội địa, 400.000 khách đi nước ngoài và 100.000 khách nước ngoài vào Việt Nam. Do đó, việc lập hãng hàng không trước hết là để phục vụ nhu cầu nội tại của chính Vietravel.
“Thời điểm tháng 6, tháng 7, các hãng hàng không mở rất nhiều đường bay chưa từng bay, trước đây chỉ nghĩ là là bay phụ mà giờ thành bay chính, khách rất đông. Đây là cơ sở để Vietravel Airlines có thể sống tốt sau khi dịch bệnh kết thúc, thị trường cơ bản phục hồi”, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Vietravel Airlines thông tin.
Hãng đặt mục tiêu cung cấp khoảng 55% số ghế để đáp ứng 35-40% nhu cầu của khách du lịch bằng đường hàng không tại công ty mẹ Vietravel. 45% số ghế còn lại cung ứng cho các công ty du lịch và các khách hàng khác trên các chuyến bay thuê chuyến.
-
Sau 30 năm phát triển, giá trị tổng tài sản của TKV tăng hơn 67 lần -
Doanh nghiệp, doanh nhân Thái Bình: Lực lượng nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình thăm nhà máy ô tô đầu tiên của Quảng Ninh -
Công bố gói hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện cho 5.100 doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Hoà Phát đã nộp ngân sách 10.000 tỷ đồng trong 9 tháng, tăng 65% cùng kỳ năm ngoái -
Bamboo Airways xin hỗ trợ tháo gỡ khó khăn và xử lý nợ thuế -
Vietjet và CFM International ký kết thỏa thuận cho hơn 400 động cơ LEAP-1B
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024
- Talkshow chia sẻ về cơ hội và thách thức trong ngành giặt là tại Việt Nam
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- BMB Steel được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Kiểm toán nhà nước Việt Nam và ACCA tăng cường hợp tác cùng phát triển bền vững
- GroupM Việt Nam lần đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng HR Asia danh giá