
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
-
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
-
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân
![]() |
Hồ sơ đệ trình của IPP Air Cargo đã thể hiện Biên bản ghi nhớ việc thuê không có tổ bay (thuê khô) 3 tàu bay B737-800F với Công ty Jetcraft Commercial Limited vào ngày 1/5/2021. |
Theo thông tin của baodautu, hôm qua (29/3), Bộ GTVT đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hóa cho Công ty cổ phần IPP Air Cargo.
Tại văn bản này, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng xem xét, cho phép bộ này được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hóa cho IPP Air CArgo.
Trước đó, vào cuối tháng 2/2022, Bộ GTVT đã nhận được báo cáo thẩm định Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hóa cho IPP Air Cargo của Cục Hàng không Việt Nam.
Cụ thể, doanh nghiệp có số vốn điều lệ 300 tỷ đồng do ông Nguyễn Hạnh làm Chủ tịch HĐQT xin được cấp Giấy phép Kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hóa với số lượng tàu bay khai thác năm đầu tiên là 5 tàu bay, tăng dần đến năm thứ 5 khai thác 10 tàu bay. Chủng loại tàu bay sẽ đưa vào khai thác là B737/B777/A330 và các loại tàu bay tương đương.
Mạng đường bay nội địa mà IPP Air Cargo kết nối trung tâm sản xuất như Cần Thơ, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Tây Nguyên (Lâm Đồng, Pleiku), Hải Phòng, Quảng Ninh... với trung tâm trung chuyển hàng hóa Hà Nội, TP.HCM để kết nối quốc tế khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, châu Âu.
Theo đánh giá của Bộ GTVT, hiện nay tại thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không có 5 hãng hàng không Việt Nam khai thác vận chuyển hàng hoá kết hợp trên chuyến bay chuyên chở hành khách và chưa có hãng hàng không chuyên vận chuyển hàng hóa bằng tàu bay chuyên dụng.
Tại Quyết định số 318/QĐ - TTg ngày 4/3/2014 của Thủ tướng thì sẽ phát triển đội tàu bay chở hàng hóa khoảng 8 - 10 chiếc. Như vậy, việc thành lập hãng hàng không chuyên biệt vận tải hàng khóa mà IPP Air Cargo đề xuất là phù hợp với các mục tiêu phát triển tổng thể và chiến lược chung phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Bên cạnh đó, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hóa của IPP Air Cargo cũng được Bộ GTVT đánh giá là đầy đủ, đáp ứng các quy định về vốn, phương án đảm bảo có tàu bay khai thác và tổ chức bộ máy đảm bảo khai thác tàu bay quy định tại Nghị định số 89, đủ điều kiện để được xem xét cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hóa theo quy định.
Liên quan đến điều kiện về vốn, Bộ GTVT cho biết là IPP Air Cargo có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với vốn điều lệ 300 tỷ đồng và có bản chính văn bản xác nhận vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Kỳ Đồng với số tiền được phong tỏa trong tài khoản là 300 tỷ đồng.
Hồ sơ xin cấp phép của IPP Air Cargo cũng có phương án tăng vốn trong 3 năm đầu để bù đắp vốn thiếu hụt trong 3 năm đầu hoạt động do ghi nhận lợi nhuận âm theo phương án kinh doanh đã xây dựng, đảm bảo duy trì vốn tối thiểu để duy trì Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không.
Hiện bốn cổ đông gồm Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương (đại diện ông Nguyễn Hạnh), Công ty TNHH Thương mại Duy Anh (Đại diện ông6 Nguyễn Phi Long) đều là doanh nghiệp 100% vốn từ nhà đầu tư quốc tịch Việt Nam và bà Lê Hồng Thủy Tiên, ông Nguyễn William Hiếu là công dân Việt Nam nên IPP Air Cargo là doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam, không có vốn đầu tư nước ngoài.

-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
-
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
-
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân -
Bài 5: Tư nhân không xin được thương, chỉ xin được thấy -
Hải quan tăng kiểm tra xuất xứ hàng hóa -
Các Tập đoàn lớn của Việt Nam tiếp xúc song phương với US EXIM Bank -
Gỡ vướng trong thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025