
-
Sắc xanh áp đảo phiên khai xuân dù VN-Index “quay đầu” cuối phiên
-
Chuyên gia khuyến nghị 3 chủ đề đầu tư trong năm 2023
-
Điểm sáng kinh tế và triển vọng nâng hạng là động lực hút dòng tiền
-
PNJ đạt hơn 1.800 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 75,6% so với cùng kỳ
-
Chứng khoán VIX lỗ kỷ lục trong quý IV/2022 -
Chứng khoán bùng nổ, tăng hơn 21,6 điểm, thanh khoản cải thiện
![]() |
Bộ Tài chính "lắc đầu" với đề nghị của Vitas về bỏ quy định nộp thuế VAT đối với vải trong nước để may hàng xuất khẩu. |
Bộ Tài chính vừa có trả lời chính thức về đề nghị bỏ quy định nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với vải trong nước sử dụng để may hàng xuất khẩu của ngành dệt may.
Trước đó, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) đã kiến nghị Chính phủ, bộ, ngành một loạt vấn đề gỡ khó cho ngành dệt may, trong đó có việc xem xét bỏ quy định nộp thuế VAT đối với vải trong nước sử dụng may xuất khẩu thay vì phải nộp thuế trước rồi hoàn sau như quy định.
Các doanh nghiệp dệt may cho rằng, việc áp thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp sử dụng vải trong nước không tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa và đáp ứng quy định xuất xứ hàng hóa của sản phẩm may xuất khẩu theo các hiệp định thương mại tự do (FTA). Đồng thời, không khuyến khích sử dụng vải trong nước và không bình đẳng với vải nhập khẩu để gia công hàng xuất khẩu.
Bộ Tài chính cho biết, Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định 3 mức thuế suất là 0%, 5% và 10%, trong đó mức thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu theo thông lệ quốc tế.
"Với quy định hiện hành, thuế suất thuế VAT đối với mặt hàng vải là 10%. Doanh nghiệp trả thuế VAT 10% khi mua vải trong nước, khi xuất khẩu sản phẩm được áp dụng thuế suất thuế VAT 0% và được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào", Bộ Tài chính cho hay.
Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu theo hàng hóa, dịch vụ và không có quy định ưu đãi riêng theo đối tượng doanh nghiệp. Đối tượng chịu thuế VAT là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
"Việc bỏ quy định nộp thuế VAT đối với doanh nghiệp sử dụng vải trong nước để sản xuất xuất khẩu hoặc quy định đối tượng không chịu thuế VAT đối với mặt hàng vải mua trong nước để sản xuất hàng xuất khẩu sẽ làm giảm tính liên hoàn của thuế VAT do doanh nghiệp bán vải trong nước sẽ không được kê khai, khấu trừ thuế VAT đầu vào và có thể làm tăng giá bán của mặt hàng vải, đồng thời chưa phù hợp với quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng", Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị doanh nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành và doanh nghiệp xuất khẩu sẽ làm thủ tục hoàn thuế VAT đầu vào của sản phẩm xuất khẩu.
-
SGI Captial: Nửa đầu năm 2023, giai đoạn tăng tốc của chu kỳ suy giảm lợi nhuận -
Điểm sáng kinh tế và triển vọng nâng hạng là động lực hút dòng tiền -
Điều chỉnh dự toán vốn năm 2022 của Chính phủ và các địa phương -
PNJ đạt hơn 1.800 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 75,6% so với cùng kỳ -
Chứng khoán VIX lỗ kỷ lục trong quý IV/2022 -
VCSC lỗ hơn trăm tỷ đồng vì tỷ giá -
Sắc xanh áp đảo, VN-Index cận kề mốc 1.100 điểm
-
1 Chỉ có Tập đoàn T&T quan tâm Dự án PPP thành phần 3, vành đai 4 Hà Nội
-
2 Chủ tịch Quảng Nam đề nghị tạm dừng đấu thầu các dự án bất động sản mới
-
3 Ngôi sao trên “bầu trời chạng vạng“ của kinh tế thế giới
-
4 GS. Trần Văn Thọ (Đại học Waseda - Nhật Bản): “Chúng ta cần những con người Việt Nam có tinh thần dân tộc”
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/1
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm