Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 05 tháng 05 năm 2024,
Bỏ trần lãi suất, thị trường sẽ xáo trộn
Hà Tâm - 31/07/2013 06:36
 
Ông Cấn Văn Lực, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho rằng, điều kiện bỏ trần lãi suất chưa chín muồi, bởi trên thị trường vẫn còn một số ngân hàng thiếu vốn, yếu thanh khoản. Thống đốc Bình: Chưa phải thời điểm bỏ trần lãi suất

Vừa qua, một số ngân hàng lớn hạ lãi suất huy động xuống 5%/năm cho kỳ hạn 1 tháng. Liệu đây có phải là mức lãi suất thực âm, gây thiệt thòi cho người gửi tiền?

Việc một số ngân hàng hạ sâu lãi suất huy động thời gian qua cho thấy, thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã tốt lên rất nhiều và hiện tượng ứ vốn bắt đầu xuất hiện.

Những năm trước đây, hệ số cho vay/huy động của các ngân hàng thường trên 100%, nhưng nay đã giảm xuống chỉ còn 85 - 90%. Thêm vào đó, dù các ngân hàng đã giảm mạnh lãi suất đầu vào, song tiền gửi của dân cư vào ngân hàng vẫn tăng mạnh.

Ông Cấn Văn Lực, Phó tổng giám đốc Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Ngoài ra, các ngân hàng đang giảm mạnh lãi suất cho vay, nên nếu giữ nguyên lãi suất đầu vào thì sẽ dẫn tới thua lỗ.

Tuy vậy, tôi cho rằng, trong điều kiện lạm phát hiện nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ không giảm thêm trần lãi suất huy động từ nay đến cuối năm.

Tất nhiên, nếu nhìn một cách đơn giản, mặt bằng lãi suất kỳ hạn 1 - 6 tháng hiện nay (khoảng 6%/năm) là thấp hơn kỳ vọng lạm phát.

Tuy nhiên, với những kỳ hạn dài từ 1 năm trở lên, lãi suất huy động vẫn 7 - 8%/năm.

Điều này cho thấy, lãi suất tiền gửi vẫn đảm bảo thực dương.

Tình trạng ứ vốn hiện nay liệu có phải là cơ hội tốt để bỏ trần lãi suất huy động, thưa ông?

Muốn bỏ trần lãi suất huy động, thì điều kiện không thể thiếu là thị trường tài chính, ngân hàng phải ổn định tương đối.

Hiện nay, nếu bỏ trần lãi suất, thị trường ngân hàng sẽ xảy ra xáo trộn, vì vẫn còn nhiều ngân hàng yếu kém chưa được xử lý triệt để.

Nói cách khác, nếu bỏ trần lãi suất, những ngân hàng đang thiếu vốn có thể sẽ nâng lãi suất huy động lên cao. Hơn nữa, tuy NHNN áp trần lãi suất huy động, nhưng các ngân hàng vẫn hoàn toàn có thể giảm lãi suất huy động, tùy tình hình của ngân hàng mình.

Tín dụng tăng trưởng khả quan trong 6 tháng đầu năm, song chủ yếu tăng ở khối ngân hàng nhỏ, trong khi một số ngân hàng lớn, như VCB, lại tăng trưởng âm. Đã có một số lo ngại về việc dòng vốn đang chảy lệch sang lĩnh vực tiêu dùng, chứ không hướng vào sản xuất. Ông nhận định gì về vấn đề này?

Không hẳn vậy. Nhiều ngân hàng lớn có mức tăng trưởng tín dụng khả quan. Riêng BIDV, trong 6 tháng đầu năm, đạt mức tăng trưởng tín dụng 6,5%. Chúng tôi kỳ vọng cả năm sẽ tăng 16%, theo sự cho phép của NHNN.

Việc một số ngân hàng vì sốt ruột với tăng trưởng tín dụng mà đẩy mạnh cho vay tiêu dùng là có, nhưng tôi cho rằng, sẽ khó có chuyện hạ chuẩn cho vay, vì làm như vậy rất nguy hiểm và các ngân hàng cũng đã thấm thía việc này.

Thậm chí, kinh nghiệm quốc tế còn cho thấy, trong những lúc khó khăn, các ngân hàng có xu hướng siết chặt chuẩn cho vay.

Bỏ trần lãi suất huy động trên 6 tháng
Quyết định chính thức về mức lãi suất tiền đồng và USD vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố. Trần lãi suất huy động kỳ hạn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư