-
Trình Chính phủ Dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khôi phục sản xuất sau bão -
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới -
Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3 -
Thi công từ mờ sáng tới nửa đêm để sớm cấp điện trở lại tại Quảng Ninh -
Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 -
5 nhóm giải pháp để khắc phục hậu quả bão số 3, khôi phục sản xuất - kinh doanh
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên thảo luận. |
Chiều 19/9, phát biểu cuối phiên thảo luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội với tư cách Trưởng ban soạn thảo Luật Giá (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã đề cập đến khó khăn trong tổ chức bộ máy của Bộ.
Trước đó, khi cho ý kiến về dự thảo Luật Giá (sửa đổi), các ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội còn nhiều băn khoăn về nhiều nội dung được đề xuất sửa đổi, bổ sung. Một số chính sách mới Ban soạn thảo được đề nghị phải đánh giá kỹ lưỡng hơn.
"Trước đây khi làm Tổng Kiểm toán nhà nước, 5 năm tôi chỉ sửa một bộ luật đã thấy rất vất vả, nhưng sang đây là 13 bộ luật, chưa kể là thông tư, nghị định, liên tục phải đọc, phải tổ chức hội nghị, nghiên cứu, tiếp thu", ông Phớc chia sẻ.
Nhấn mạnh công tác xây dựng thể chế rất vất vả, người đứng đầu ngành tài chính nêu thực tế "bộ máy hiện nay rất khó khăn, một số anh em xin nghỉ việc nhiều, kể cả vụ phó cũng xin nghỉ việc, trưởng phòng cũng xin nghỉ việc, tôi phải gặp và động viên suốt".
Bộ trưởng kể, ngay chiều 18/9, ông cũng phải gặp một trưởng phòng của Cục Quản lý giá để tìm cách giữ vị này lại.
Ông đã nói với nữ trưởng phòng này là "em đã làm ở Bộ Tài chính 20 năm rồi, có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ rồi, giỏi tiếng Anh, bây giờ em bỏ việc thì em làm gì?".
Và câu trả lời của cô ấy là "em không làm gì, em chỉ nghỉ thôi".
"Tôi hỏi là nếu cô ở lại tôi có thể chuyển cô sang bộ phận khác ít rủi ro hơn, nhàn hơn thì cô ấy bảo nếu anh nói thế thì hóa ra em phản bội anh em, bây giờ Cục khó khăn em lại chuyển đi cục khác, em chỉ xin về thôi".
Nhấn thêm một lần là giai đoạn này "rất khó khăn", song Bộ trưởng Phớc vẫn khẳng định sẽ hết sức nỗ lực để hoàn thành được nhiệm vụ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước giao, Quốc hội giao cho.
Cũng liên quan đến nguồn nhân lực khu vực công, giai đoạn này, có lẽ không chỉ riêng Bộ Tài chính gặp khó.
Trong tham luận gửi tới Diễn đàn Kinh tế - xã hội 2022 vừa diễn ra, Bộ Y tế đánh giá, hiện nay nhân lực y tế đang có xu hướng nghỉ việc và đang có một làn sóng mạnh mẽ chuyển dịch nhân lực y tế từ các cơ sở y tế công lập sang các cơ sở y tế tư nhân, đặc biệt là sau hơn 2 năm phòng, chống dịch COVID-19.
Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế thống kê và báo cáo số lượng nhân viên y tế thôi việc, bỏ việc từ ngày 1/1/2021 đến 30/6/2022.
Kết quả cụ thể, trên cả nước, có 9.680 nhân viên y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc (3.094 bác sĩ, 2.874 điều dưỡng, 551 kỹ thuật y, 276 hộ sinh, 593 dược, 2.280 viên chức khác). Trong đó có 8.810 nhân viên y tế thuộc quyền quản lý của các Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 870 viên chức y tế thuộc thẩm quyền quản lý của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế.
Có 8.810 nhân viên y tế thuộc thẩm quyền quản lý của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xin thôi việc, bỏ việc hoặc chuyển sang cơ sở y tế ngoài công lập.
Một số tỉnh, thành phố có số lượng viên chức thôi việc, bỏ việc cao như: Thành phố Hồ Chí Minh 2.035 người, Thành phố Hà Nội 1.032 người, Đồng Nai 496 người...
-
Linh Linh 09:44 | 22-09-2022Đúng là ai cũng phải làm để sống nữa! Làm ở cơ quan nhà nước phải nghiên cứu, xây dựng nhiều văn bản quy phạm pháp luật cần rất nhiều nhân lực và chất xám... Chưa kể những rủi ro khác với những ngành như thanh tra, giám sát. Lương có đủ để họ toàn tâm toàn ý cho công việc ở cơ quan không hay lại lo đầu tư, buôn bán, làm trong, làm ngoài? Để các chính sách ngày càng phát huy hiệu lực, hiệu quả, tính khả thi, hãy tập trung trước vào vấn đề quản lý nhân lực, đầu tư cho nguồn lực con người cả về vật chất và tinh thần!!0 thích
-
Phan Mỹ 10:53 | 20-09-2022Ai thì cũng phải làm để sống, từ xưa tới bây giờ chỉ có việc người ta tìm cách vào được biên chế nhà nước chứ chưa hề có chuyện người ta bỏ việc nhà nước ra ngoài, bây giờ xảy ra nó cho thấy có một hiện tượng đáng mừng và một hiện tượng đáng lo. Đáng mừng là bên ngoài nhà nước có những nơi sẵn sàng nhận người từ nhà nước ra miễn có khả năng và nếu nó càng nhiều thì kinh tế chứng tỏ phát triển thật. Điều đáng lo là nhân viên nhà nước bây giờ thu hẹp không đủ người, không đủ khả năng để vận hành bộ máy trong lúc cần nhất, từ hiện tượng này có thể nhìn thấy hai lý do người ta bỏ việc nhà nước: thu nhập thì thấp,công việc thì nhàm chán, hệ thống thì quan liêu, thứ hai sếp không đủ khả năng từ điều hành công việc đến điều khiển. Việc có thể làm được ngay là tăng lương, nhưng để có một đội ngũ lãnh đạo giỏi xem ra là vấn đề nan giải. Trong một bài viết khác, tôi thấy nhà nước khẳng định đội ngũ kế thừa sẵn có hoàn toàn đủ năng lực. Không biết thật hư thế nào nhưng tình trạng này không thể kéo dài.1 thích
-
Trình Chính phủ Dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khôi phục sản xuất sau bão -
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới -
Sau bão số 3, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương thiệt hại hơn 36.000 tỷ đồng -
Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3
-
Thủ tướng là Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế -
Thi công từ mờ sáng tới nửa đêm để sớm cấp điện trở lại tại Quảng Ninh -
Phác thảo bức tranh kinh tế năm 2025 -
Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn khắc phục hậu quả siêu bão số 3 -
Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 -
5 nhóm giải pháp để khắc phục hậu quả bão số 3, khôi phục sản xuất - kinh doanh -
Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/9 -
2 Cân nhắc thêm phương án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 6 làn xe -
3 Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
4 Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm -
5 Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3