
-
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”
-
"Không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật"
-
Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân
-
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68 -
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật
![]() |
Ông Taro Aso, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản |
Nhật Bản và Mỹ đang tranh cãi về việc đưa ra khuôn khổ cho đàm phán thương mại trong tương lai. Trong khi Mỹ hối thúc Nhật Bản đàm phán về một hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, thì Nhật Bản không muốn, bởi như vậy, nước này có thể buộc phải mở cửa thị trường nông sản vốn đang được bảo hộ ở mức cao.
Tham gia Đối thoại kinh tế Mỹ - Nhật Bản, ông Taro Aso, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản, Trưởng đoàn đàm phán của Nhật Bản cho biết, nước này ủng hộ xu hướng thúc đẩy các khuôn khổ thương mại đa phương trên toàn cầu. Việc Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được ký kết mới đây (không có sự tham gia của Mỹ) là một sự kiện hội nhập quốc tế quan trọng.
Trong khi đó, nguy cơ xảy ra chiến thương mại đang leo thang, khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đánh thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu và dự kiến đánh thuế trị giá tới 60 tỷ USD đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Chính quyền Mỹ cũng tuyên bố muốn đàm phán với từng quốc gia để có thể xem xét việc miễn thuế nhập khẩu thép và nhôm. Thực tế là Mỹ đã và đang đàm phán với một số nước.
Liên quan vấn đề này, ông Taro Aso thẳng thắn tuyên bố: “Chúng tôi muốn tránh rơi vào một thỏa thuận song phương với Mỹ để đổi lấy việc không bị Mỹ đánh thuế nhập khẩu thép và nhôm”.
Phía Nhật Bản cũng cho rằng, thâm hụt thương mại của Mỹ cần được giải quyết trên bình diện thương mại toàn cầu, chứ không phải là thông qua các khuôn khổ song phương.
Trong khi đó, Mỹ và Hàn Quốc đã nhất trí sửa đổi hiệp định thương mại hiện hành giữa hai bên, theo hướng Hàn Quốc mở cửa hơn nữa cho nhập khẩu ô tô Mỹ.
Một số nhà phân tích cho rằng, việc Mỹ và Hàn Quốc sửa đổi hiệp định thương mại song phương có thể tạo tiền lệ để Mỹ hối thúc các nước khác có hành động tương tự. Việc này cũng làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản muốn tránh đàm phán FTA song phương với Mỹ.

-
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
Chuẩn bị các điều kiện, triển khai nhanh các dự án phục vụ Hội nghị APEC 2027 tại Phú Quốc
-
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”
-
"Không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật"
-
Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân -
Việt Nam có thể biến thách thức thành cơ hội để phục hồi bền vững -
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68 -
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật -
Quốc hội điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách cho các nhiệm vụ cấp bách -
Tổ chức Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh -
Quốc hội chốt chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, có hiệu lực ngay
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới