Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Bộ trưởng Công thương: Không có lợi ích nhóm, bao che sai phạm khi xử lý 12 dự án thua lỗ
Thế Hoàng - 31/10/2018 23:33
 
Trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội chiều 31/10, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định, cả 12 dự án thua lỗ đều đã được xử lý đồng bộ, toàn diện các khía cạnh, trong đó có rà soát pháp lý và xem xét trách nhiệm. Trong số 12 dự án tồn đọng ngành công thương, dự án đạm Ninh Bình là dự án mà "sức khỏe" đang có vấn đề nhất.
Trong số 12 Dự án kém hiệu quả, thua lỗ ngành Công Thương, Đạm Ninh Bình là Dự án có vấn đề nhất.
Trong số 12 dự án kém hiệu quả, thua lỗ ngành Công Thương, Đạm Ninh Bình là dự án "sức khỏe" có vấn đề nhất.

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh chất vấn việc xử lý các dự án thua lỗ, trong đó có dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2. "Vì sao chậm, có lợi ích nhóm không, xử lý vi phạm có nghiêm minh không?", ông Sinh đặt câu hỏi. 

Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định, cả 12 dự án thua lỗ đều đã được xử lý đồng bộ, toàn diện các khía cạnh, trong đó có rà soát pháp lý và xem xét trách nhiệm. Có 4 dự án đã được chuyển cơ quan công an điều tra, khởi tố 2 dự án, tiếp tục điều tra các dự án khác có dấu hiệu vi phạm pháp luật như đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc, nhiên liệu sinh học Bình Sơn; có nhiều cá nhân bị tạm giam phục vụ cho việc điều tra.

Cùng với khẳng định không có việc bao che cho sai phạm, Bộ trưởng Công Thương đề nghị Tổng thanh tra Chính phủ và Bộ Công an cung cấp thêm thông tin liên quan đến hoạt động thanh tra, điều tra đối với cá nhân vi phạm pháp luật.

"Trong ban chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương, chúng tôi khẳng định không có lợi ích nhóm ở bất kỳ hoạt động nào trong xử lý vướng mắc tồn tại của các dự án này", ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Trong phiên trả lời chất vấn sáng 31/10, Bộ trưởng cũng thông tin, trong số 12 dự án tồn đọng ngành công thương, dự án đạm Ninh Bình là dự án có nhiều vướng mắc, phức tạp và trong cách nói khác là sức khỏe đang có vấn đề nhất.

"Tổng thể nội dung cần xử lý của dự án Đạm Ninh Bình có 8 nhiệm vụ của Ban chỉ đạo Chính phủ đã giao, chúng ta đã triển khai 5 nhiệm vụ trong đó có nhiệm vụ quan trọng như tái cơ cấu bộ máy tổ chức của nhà máy, tiết giảm chi phí, tiếp tục củng cố năng lực của đội ngũ quản lý để đảm bảo sản xuất ổn định và tham gia được thị trường với nguyên tắc phải bù được viện phí. Nhưng có 3 nhiệm vụ trong đó có 2 nhiệm vụ quan trọng chưa thực hiện được".

Thứ nhất, kiểm toán độc lập và Kiểm toán nhà nước thực hiện chỉ đạo của Chính phủ triển khai nghiên cứu thực hiện kiểm toán của dự án này đều có kiến nghị chính thức là không thể kiểm toán được vì lý do đơn giản là công tác quyết toán của dự án đầu tư của đạm Ninh Bình chưa hoàn thành.

Nguyên tắc cơ bản trong quyết toán dự án đầu tư này lại vướng tranh chấp trong pháp lý giữa chủ đầu tư cũ với nhà thầu IPC là nhà thầu Trung Quốc. Có nhiều vấn đề vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án này giữa nhà thầu với chủ đầu tư và của cả cơ quan chủ quản cấp trên là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Do tranh chấp kéo dài trải qua nhiều giai đoạn lãnh đạo khác nhau của Tập đoàn và của Công ty đạm Ninh Binh dẫn đến hiện nay những tồn đọng kể cả vấn đề liên quan đến vấn đề chạy thử, cung cấp than cho dự án để chạy thử, cũng như một số các nội dung khác trong việc giám sát và thực hiện các vấn đề liên quan đến chi phí thiết bị và các chi tiết thiết bị của nhà máy  đều chưa thống nhất được và đang tiếp tục kéo dài, khả năng chúng ta sẽ phải xử lý bằng tranh chấp pháp lý tại tòa.

Vì vậy, Bộ Công Thương thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ cũng đã có chỉ đạo xử lý tồn đọng hóa chất là chuẩn bị cho phương án là mời tư vấn pháp lý để tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp, trong đó có xử lý các tranh chấp tại tòa. Trong đề án tới đây, để thực hiện được mục tiêu thì vẫn tiếp tục trong góc độ của ban chỉ đạo của Chính phủ sẽ chỉ đạo cho tập đoàn hóa chất và chủ đầu tư phải tiếp tục ra soát và làm rõ tất cả những chi tiết liên quan đến quá trình quản trị của dự án đầu tư và đồng thời phục vụ cho cả việc mà cơ quan thanh tra và cơ quan điều tra xem xét những trách nhiệm của các đơn vị và các cá nhân có liên quan để có hướng xử lý về mặt pháp lý.

Thứ hai, sẽ tiếp tục có phương án để giải quyết các tranh chấp với tổng thầu cũ để chúng ta có cơ sở thống nhất được các biện pháp để tiếp theo thực hiện quyết toán dự án đầu tư và thực hiện kiểm toán của dự án.

Thứ ba, vẫn phải tiếp tục trong quá trình vận hành để thực hiện đồng bộ các giải pháp khác về mặt tài chính, về cơ cấu nợ, về quản trị doanh nghiệp và quản trị dự án để đảm bảo được hiệu quả hoạt động của các phương án sản xuất kinh doanh.

Bộ trưởng cho rằng, dù hiện nay sản phẩm của nhà máy vẫn đang tiếp tục lưu hành trên thị trường và đã bù được phí, nhưng cần phải tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình: 2/12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả đã có lãi
Phó thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình cho biết, sau hơn một năm thực hiện xử lý 12 dự án kém hiệu quả, đến nay đã có 2 nhà máy hoạt động...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư