
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025
-
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025
![]() |
Tổng sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Quảng Ninh đạt 6,5 triệu tấn trong năm 2014. Ảnh: Đức Thanh |
Cụ thể, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, hiện nay, đề án đang trong quá trình xây dựng, chứ chưa bán cho đối tác nào cả. Quy trình là xây dựng đề án, được cấp có thẩm quyền phê duyệt để căn cứ vào đó để triển khai. Việc đó phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo mục tiêu an ninh quốc gia, lợi ích đất nước là hàng đầu.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch (đoàn TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, Chính phủ cần giám sát chặt chẽ nguồn tiền mua sân bay, bến cảng của các chủ đầu tư.
Theo đại biểu Trần Du Lịch, chủ trương xã hội hóa sân bay, bến cảng, đường xá, các công trình hạ tầng lớn là chủ trương đúng. Nhưng dường như một số doanh nghiệp trong nước muốn quản lý, kiểm soát các công trình đó bằng tiền của người khác chứ không phải bằng nguồn lực thực sự của doanh nghiệp, bằng vốn riêng doanh nghiệp bỏ ra.
"Nói nôm na, anh đi vay để anh làm chuyện này. Tôi đề nghị Chính phủ phải kiểm soát kỹ, không cho phép bơm vốn từ ngân hàng thương mại để có tiền để mua sân bay nọ bến cảng kia. Bởi cái tiền đó là để giúp toàn bộ hệ thống doanh nghiệp phát triển chứ không phải để dồn cho 1 – 2 – 3 ông lấy tiền đó để đi mua sân bay, bến cảng. Tiền đó không phải tiền thật của anh. Nếu anh có tiền thật thì khác, tôi đề nghị mạnh dạn như vậy, không để doanh nghiệp thực hiện ý đồ dùng tiền của ngân hàng để kiểm soát và để nghị ngân hàng phải kiểm soát rất chặt vấn đề này. Nếu mấy "ông" này gom hết thì không lấy đâu vốn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bình thường", đại biểu Trần Du Lịch nói.
Được biết, từ đầu năm 2015, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã trình Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) phương án chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của Vinalines tại CTCP Cảng Quảng Ninh. Đây là cảng biển lớn đầu tiên được phép thoái toàn bộ vốn nhà nước và mở cơ hội lớn cho các nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn vào lĩnh vực này.
Kế hoạch thoái vốn đầy tham vọng này được lãnh đạo Vinalines đánh giá là một mũi tên trúng ba đích.
Cụ thể, với Vinalines, việc thoái vốn sẽ giúp Tổng công ty thu được ít nhất 490,6 tỷ đồng - một nguồn lực tài chính đáng kể phục vụ công tác tái cơ cấu các khoản nợ. Đối với CTCP Cảng Quảng Ninh, việc thoái vốn nhà nước sẽ mở ra cơ hội để các nhà đầu tư có năng lực tài chính tham gia vào quản trị doanh nghiệp với những phương thức quản lý mới để nâng cao hiệu quả hoạt động của Cảng. Bên cạnh đó, với tư cách là một trong hai cảng đầu mối lớn nhất và đóng vai trò là cảng hàng rời chính yếu ở khu vực phía Bắc trong vài năm tới, việc tham gia góp vốn với tỷ lệ chi phối tại Cảng Quảng Ninh là cơ hội hiếm có dành cho các nhà đầu tư nếu có đủ tiềm lực tài chính.
Được biết, mặc dù vận tải biển đang trong giai đoạn khó khăn, nhưng trong năm 2014, tổng sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Quảng Ninh vẫn đạt khoảng 6,5 triệu tấn, mang lại doanh thu 316 tỷ đồng và 12 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cho đơn vị khai thác.
Có đến 99% khả năng cổ phần Cảng Quảng Ninh được Nhà nước thoái vốn trong đợt này sẽ được dành cho nhà đầu tư trong nước do vị trí đặc biệt quan trọng tới an ninh - quốc phòng mà cảng biển vùng Đông Bắc này nắm giữ.
Đây có lẽ cũng là lý do mà Vinalines mạnh dạn đề xuất thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Cảng Quảng Ninh thay vì chỉ chấp nhận bán tối đa 29,58% vốn điều lệ cho đối tác nước ngoài như trường hợp của CTCP Cảng Hải Phòng.
Theo thông tin mà phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn có được, CTCP Tập đoàn T&T hiện là nhà đầu tư trong nước sốt sắng nhất trong thương vụ này.

-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025
-
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh -
Thu ngân sách nhà nước nửa đầu năm 2025 đạt mức tăng trưởng vượt trội
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower